Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu phải làm sao?

Ngày 28/09/2022
Kích thước chữ

Khi mang thai bà bầu nào cũng mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy bà bầu bị cúm 3 tháng đầu khi đang mang thai là một nỗi lo sợ nhất. Bởi vì khi bị cảm cúm virus gây cảm cúm sẽ tác động xấu đến thai nhi. Có thể xảy ra nguy cơ bị dị tật, mà còn có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai do độc tính của virus.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu thường bị các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, ho. Cơ thể càng mệt mỏi hơn vì có thể vừa do ốm nghén vừa do cảm cúm. Vì vậy trước và trong khi mang thai bà bầu nên hết sức chú ý đến sức khỏe chăm sóc dinh dưỡng tốt để tăng cường sức đề kháng.

Nguyên nhân gây cảm cúm ở bà bầu

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu thai kỳ có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong giai đoạn này thai nhi mới bắt đầu hình thành và phát triển những bộ phận của cơ thể. VÌ vậy thai nhi chưa thể đáp ứng kịp với sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ. Điều đáng nói là có một số chủng virus sẽ tác động xấu đến thai nhi làm bị dị tật bẩm sinh như đục thủy tinh thể, sứt môi, sinh non hoặc thai lưu. Vì vậy khi mang thai bị cảm cúm ở giai đoạn 3 tháng đầu cần hết sức chú ý. Nên đi khám bác sĩ để có được những tư vấn và cách chăm sóc điều trị phù hợp. Giai đoạn mang thai dù bất kỳ lý do gì bà bầu cũng không được tự ý dùng thuốc.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu phải làm sao?-1 Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu phải làm sao?

Tuy nhiên, bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu của thai kỳ cũng không nên quá lo lắng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Có một điều bà bầu nên chú ý là cần thăm khám thường xuyên để theo dõi sự bất thường ở thai nhi.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị cúm trong 3 tháng đầu

Những dấu hiệu cảm cúm khi mang thai ban đầu dễ nhận biết nhất là ớn lạnh, viêm họng, ho khan, đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể. Bên cạnh đó có thể sốt ít hoặc nhiều, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi kéo dài. Những triệu chứng của cúm thường nhanh chóng và nghiêm trọng và có xu hướng kéo dài 1 - 2 tuần. Bệnh cúm có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào, nhưng vào mùa lạnh thì sẽ dễ mắc phải hơn. Khi bà bầu có dấu hiệu cảm cúm nên tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp. Nếu có nguy cơ biến chứng do bệnh cúm bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, giúp cải thiện triệu chứng và biết. Tuy nhiên, cần phải được thực hiện ngay sau khi xuất hiện triệu chứng.

Bà bầu bị cảm nên làm gì?

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu thì việc đầu tiên là đến gặp bác sĩ. Bác sĩ thăm khám và sẽ có lời khuyên tốt nhất giúp thai phụ vượt qua giai đoạn khó khăn một cách tốt nhất. Ngoài ra bà bầu cần thực hiện một số vấn đề.

Dùng nước ấm vệ sinh cơ thể

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu của thai kỳ nên chú ý không nên tắm nước lạnh. Khi cơ thể đang yếu nếu tắm nước lạnh có thể khiến tình trạng cảm cúm nặng hơn. Điều cần làm là dùng nước ấm để lau người, vệ sinh vùng kín. Nếu tắm thì nên dùng nước ấm và cho vài giọt tinh dầu tràm đồng thời nên tắm nhanh và lau khô người không để cơ thể bị lạnh. 

Ngủ sớm và đủ giấc 

Giấc ngủ rất quan trọng với tất cả mọi người đặc biệt đối với bà bầu nó còn quan trọng hơn. Bởi vì khi mang thai cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Khi bị cúm, thì cơ thể càng mệt mỏi hơn nhiều vì vậy hãy dành thời gian nghỉ ngơi. Khi cơ thể được nghỉ ngơi ngủ đủ giấc sẽ giúp lấy lại tinh thần và thể lực. Khi không được ngủ đủ giấc sẽ khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ thêm.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu phải làm sao?-2 Khi bị cúm bà bầu nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Dinh dưỡng đa dạng, đủ chất

Khi cơ thể bị bệnh mệt mỏi dẫn tới tình trạng chán ăn. Như vậy sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn. Vì vậy bà bầu cần chú ý tới dinh dưỡng bổ sung các loại trái cây như cam, quýt để tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus. 

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Cần giữ ấm cho cơ thể bởi vì khi để cơ thể bị lạnh sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để giảm tiếp xúc với gió bụi… 

Bà bầu bị bị cảm cúm 3 tháng đầu cần lưu ý

Một lưu ý hết sức quan trọng là khi mang thai bà bầu không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Đặc biệt là bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu thì phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ nếu có. Trong thời kỳ này thì bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi nếu không được bác sĩ cho phép. Bởi vì các loại thuốc đều có những tác dụng không mong muốn. Tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến dị tật thai nghén, sảy thai, nhiễm độc thai nghén…

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi nên cân nhắc sử dụng.

Loại thuốc tiêu đờm Guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan là những hoạt chất thường thấy trong siro ho, thuốc chống cảm lạnh và cảm cúm. Bởi vì đây là những loại cho thấy có liên quan đến các biến chứng khi mang thai (nghiên cứu trên động vật).

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Những loại có thể gây dị tật bẩm sinh như Relenza, Tamiflu, Flumadine hoặc Symmetrel.

Thuốc Aspirin có nguy cơ gây chảy máu thai nhi và ibuprofen Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Một số bà bầu thường tự chọn cách điều trị tại nhà bằng thảo dược. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu khi dùng thấy có bất kỳ dấu hiệu lạ nên dừng lập tức và nên đi khám ngay. Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được tốt, trước khi chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng vắc xin. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bà bầu bị cảm cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và con yêu. Việc chủng phòng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ 3 tháng đầu thai kỳ đến khi sinh.

Như vậy khi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu cũng không nên quá lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Khi có dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu nên đi khám bác sĩ ngay và tuân thủ hướng dẫn và phương pháp điều trị của bác sĩ. Hy vọng với thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ về cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ và có cách phòng và điều trị phù hợp nhất.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm