Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhận biết dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sớm sẽ có cách khắc phục kịp thời, phòng tránh nguy hiểm cho thai nhi và mẹ. Làm sao xử lý khi bị bệnh để phòng nguy hiểm đến thai kỳ này cũng là những điều quan tâm của nhiều mẹ.
Nhận biết dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sớm sẽ có cách khắc phục kịp thời, phòng tránh nguy hiểm cho thai nhi và mẹ. Làm sao xử lý khi bị bệnh để phòng nguy hiểm đến thai kỳ cũng là những điều quan tâm của nhiều mẹ.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị lây nhiễm virus cúm bởi hệ miễn dịch của bà bầu yếu hơn so với trước khi mang thai. Cúm cũng là hiện tượng thường gặp tuy nhiên không phải ai cũng nhận diện chính xác dấu hiệu để sớm có cách chữa trị. Bệnh cúm hầu hết không để lại biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ nếu phát hiện và điều trị sớm.
Thông thường, các mẹ bầu cũng thường khó phân biệt giữa dấu hiệu của bệnh cảm lạnh và cảm cúm. Thực ra, mức độ ảnh hưởng của cúm kéo dài và để lại biến chứng nguy hiểm hơn so với cảm lạnh.
Nhiều mẹ nhầm tường dấu hiệu của cảm cúm với cảm lạnh nhưng thực chất các triệu chứng của cảm cúm thường xảy ra với tốc độ nhanh và có thể nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu được nhận biết thông qua một số triệu chứng thường gặp sau đây:
Ho khan: Cảm cúm ở phụ nữ mang thai thường kèm theo triệu chứng ho khan.
Sốt: Không phải bà bầu nào bị cúm cũng có triệu chứng này. Sốt thường không đột ngột mà chuyển từ mức độ nhẹ lên vừa rồi đến cao.
Đau đầu, đau cơ: Trong giai đoạn mang thai, việc xuất hiện các cơn đau là những phản ứng bình thường của cơ thể do trọng lượng của thai nhi gây áp lực lên các vùng cơ. Khi mẹ bầu bị cảm cúm thì những cơn đau đầu, đau cơ cũng xuất hiện thường xuyên hơn.
Viêm họng: Hẳn là các mẹ cảm cúm trong thời gian dài kèm những cơn ho khan thì viêm họng là tình trạng không thể tránh khỏi, có mức độ nặng hoặc nhẹ.
Ớn lạnh: Cảm cúm thường khiến các mẹ có cảm giác ớn lạnh.
Nghẹt mũi, chảy nước mũi: Đây cũng là dấu hiệu của bệnh cảm lạnh và cảm cúm khiến nhiều mẹ lầm tưởng mà khó nhận diện chính xác là do căn bệnh nào.
Mệt mỏi kéo dài: Cảm cúm có mức độ nặng hơn làm mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi trong thời gian dài, có thể kéo dài 1 – 2 tuần.
Phụ nữ mang thai bị cúm có nguy cơ phát triển thành các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, niễm trùng máu, viêm não, viêm màng não. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nhẹ đều có thể phòng tránh nếu được chăm sóc tốt.
Người mẹ cảm cúm trong thời gian mang thai có thể có nguy cơ sinh sớm, gây dọa sảy thai, thậm chí là thai chết lưu hoặc bé sinh ra chậm phát triển, có trọng lượng thấp.
Chính vì tốc độ phát triển nhanh và nghiêm trọng của bệnh nên các mẹ cần phải hết sức lưu ý các dấu hiệu trên đây, các triệu chứng này thường kéo dài 1 – 2 tuần. Cúm có thể xuất hiện quanh năm nhất là vào mùa cúm tháng 10 – 11.
Khi nhận thấy các dấu hiệu trở nên nặng hơn như khó thở, viêm họng nặng, ho khạc có đàm xanh, sốt cao kéo dài, cảm giác tức ngực,… mẹ bầu cần đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Để đảm bảo thai kỳ luôn được khỏe mạnh, tốt nhất trong 48 giờ khi nhận thấy các dấu hiệu, mẹ không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tham khảo sự chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc bản thân, mẹ bầu cần lưu ý những biện pháp sau để nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé: Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý; bổ sung đủ nước để ngăn tình trạng mất nước do sốt; bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng, hạn chế ra gió, nên dùng các món ăn mềm, loãng dễ tiêu hóa.
Tóm lại, dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu giúp mẹ nhận biết và xử lý sớm để phòng tránh nguy hiểm đến thai kỳ. Tiêm phòng cúm khi mang thai là biện pháp an toàn và hiệu quả bảo vệ mẹ khỏi căn bệnh khó chịu này.
Thủy Nguyễn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.