Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì?

Ngày 01/12/2022
Kích thước chữ

Vận động là một điều hết sức quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kỳ. Trong đó, đi bơi chính là một trong những môn thể thao tuyệt vời. Vậy thì bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì? 

Bơi lội là một trong những môn thể thao toàn diện vô cùng phù hợp với bà bầu, bởi hình thức vận động này có thể mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm các cơn đau nhức có liên quan tới sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, do cơ thể đang trong thời điểm nhạy cảm, nên bất cứ hình thức vận động nào cũng đều phải thật cẩn thận. Vậy bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu có được đi bơi không?

Câu trả lời chính là hoàn toàn ổn nếu như bạn tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy tắc an toàn, cũng như tham khảo và lắng nghe chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Thời điểm tốt nhất để bà bầu đi bơi là khi thai đã được 5 – 7 tháng. Bởi lẽ lúc ấy thai nhi đã phát triển tương đối ổn định, các cơ quan và chức năng sinh lý đều vận hành tốt, có thể thích nghi với việc vận động dưới nước của mẹ.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyên rằng mẹ bầu nên tránh đi bơi ở những tháng đầu và cuối của thai kỳ. Việc này có thể dẫn đến tình trạng vỡ ối sớm và sinh non.

Đặc biệt nếu như đây là thói quen đã có trước khi mang thai thì bạn hãy tiếp tục duy trì trong điều kiện sức khỏe cho phép. Còn nếu như là lần trải nghiệm đầu tiên với việc bơi lội thì tốt nhất bạn nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì 1 Bà bầu hoàn toàn có thể đi bơi nếu được sự đồng ý của bác sĩ.

Bà bầu đi bơi nhận được những lợi ích gì?

Thực chất việc bơi lội đã được chứng minh là có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Đây là môn thể thao nhẹ nhàng, chỉ cần tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày là đã có thể nhận được những lợi ích tuyệt vời như sau: 

  • Giảm sưng phù ở mắt cá chân và bàn chân: Nước giúp đẩy chất lỏng từ các mô vào trong tĩnh mạch, tăng cường lưu thông máu ở chân từ đó giảm thiểu tình trạng phù nề khi mang thai.
  • Giảm đau thần kinh tọa dễ dàng: Bình thường khi đầu em bé chèn ép lên dây thần kinh (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ) có thể khiến cho mẹ bị đau nhất là ở phần hông, lưng. Khi bơi, em bé cũng sẽ “nổi” lên cùng mẹ nên giúp giảm bớt tình trạng đau này.
  • Giảm ốm nghén: Hiện nay nhiều phụ nữ mang thai cho biết nước mát có thể giúp giảm tình trạng buồn nôn và ốm nghén khi mang thai.
  • Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ: Khi mang thai cơ thể của người mẹ thường tăng thân nhiệt, dẫn đến tình trạng toát mồ hôi nhiều, vì vậy việc ngâm mình trong một hồ nước mát có thể giúp cho cơ thể mát mẻ hơn, đặc biệt là khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao.
  • Cải thiện sức chịu đựng: Bơi lội có thể giúp duy trì cơ bắp và tăng sức chịu đựng của thai phụ, giúp cho việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
  • Đốt cháy calo, giúp kiểm soát cân nặng của mẹ bầu, nếu như duy trì thói quen tập bơi sau sinh có thể cải thiện vóc dáng hiệu quả.
    Bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì 2 Đi bơi đem đến rất nhiều lợi ích cho bà bầu.

Những điều cần lưu ý khi bà bầu đi bơi

Bơi lội rất tốt cho mẹ bầu, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số điều như sau:

  • Kiểm tra kỹ an toàn nước: Tránh bơi ở những bãi biển ô nhiễm để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua nước. Nên lựa chọn những hồ bơi an toàn, được khử trùng đúng cách. 
  • Tránh bơi trong nước quá nóng: Bơi hơn 10 phút trong nước nóng có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng trên 38,3oC. Điều này làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, sảy thai và các bất thường về não và tủy sống. Đặc biệt nếu như nhiệt độ cơ thể của bạn tăng cao trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 trong thai kỳ.
  • Bước đi cẩn thận: Hãy nhớ rằng, mặt sàn ở xung quanh bể bơi thường rất trơn, do đó mẹ bầu cần đi lại cẩn thận để tránh tình trạng trượt ngã.
  • Giữ cho nhịp thở đều đặn và liên tục bởi khi bơi ngoài mẹ thì em bé cũng cần oxy.
  • Đừng quên uống đủ nước: Tuy không toát nhiều mồ hôi nhưng khi bơi cơ thể lại buồn đi tiểu nhiều hơn dẫn đến tình trạng mất nước. Vì vậy, hãy chắc chắn mẹ uống đủ 500ml khoảng hai giờ trước khi tập luyện cũng như chuẩn bị một chai nước ở cạnh hồ bơi để bổ sung kịp thời trong suốt buổi bơi.
    Bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì 3 Nên kiểm tra kỹ an toàn nước trước khi xuống bơi.

Một vài lời khuyên dành cho bà bầu khi đi bơi

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên chỉ bơi trong khoảng 30 phút mỗi ngày, với điều kiện là đã tham khảo đầy đủ ý kiến bác sĩ cũng như thể lực cho phép. Việc bơi lội vào buổi sáng có thể giúp mẹ đủ sức “đối phó” được với cơn ốm nghén.

Bước sang giai đoạn thứ hai của thai kỳ khi kích thước thai nhi dần tăng lên và cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn mẹ có thể lựa chọn những kiểu bơi nhẹ nhàng phù hợp. Đặc biệt lưu ý lựa chọn cho mình một bộ đồ bơi với tiêu chí thoải mái và không gây tình trạng chèn ép vòng 2 quá mức làm tổn thương đến thai nhi.

Trong tam cá nguyệt thứ 3, bạn phải lưu ý thật thận trọng khi di chuyển trên bề mặt hồ bơi. Để an tâm nhất, có thể trang bị thêm giày chống trượt. Trong quá trình bơi lội có thể dùng thêm ống thở để giảm áp lực phần cổ.

Bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì 4 Bạn cần cẩn thận khi đi xung quanh bể bơi để tránh trơn trượt.

Những trường hợp nào bà bầu không nên đi bơi

Nếu như nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây bạn cần nhanh chóng ra khỏi hồ bơi và tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức:

  • Chảy máu vùng âm đạo;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Mất nước;
  • Cảm thấy xuất hiện cơn co thắt tử cung;
  • Choáng váng, khó thở, chóng mặt;
  • Nhịp tim không đều.

Đối với những trường hợp từng bị sảy thai tái phát, vỡ màng ối hoặc là mắc các bệnh về tim mạch cần tuyệt đối tránh đi bơi khi mang thai và hỏi ý kiến bác sĩ về những loại hình vận động khác phù hợp hơn.

Bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì 5 Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường cần dừng việc bơi lội ngay lập tức.

Kết luận

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì rồi chứ. Hy vọng rằng những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ hữu ích với bạn trong suốt quá trình mang thai.

Thảo My

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin