Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ba kích là một loại thảo dược quý từ thiên nhiên. Trong Đông y, ba kích được sử dụng như một thành phần quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về những công dụng của ba kích đối với sức khỏe nhé.
Ba kích là loại cây có tính ẩm, vị cay, ngọt thường được sử dụng trong các bài thuốc giúp trừ phong thấp, bổ thận, tráng dương, cường gân cốt. Ngoài ra, ba kích còn giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau khớp.
Ba kích là loại cây leo, thuộc dạng thân thảo, thân mảnh và có nhiều lông mịn. Thân ba kích khi còn non có màu tím, cành non có cạnh. Lá ba kích mọc đối nhau, dày và cứng, cuống ngắn có màu xanh lục. Hoa ba kích mọc thành tán ở đầu cành, có kích thước khá nhỏ, quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín quả có màu đỏ.
Ba kích có rễ hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, rễ dài từ 3cm trở lên, đường kính trên 0,3cm. Mặt ngoài của rễ cây ba kích màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc ngang. Ba kích có vị hơi ngọt và chát. Có thể đào lấy rễ ba kích quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào mùa thu đông.
Theo một số nghiên cứu cho biết, thành phần hóa học trong ba kích gồm có: Rubiadin, gentianine, choline, trigonelline, carpaine, gitogenin, tigogenin, quercetin, luteolin, vitamin B1, vitamin C, phytosterol. Bên cạnh đó, ba kích còn chứa một số loại acid hữu cơ, antraglycozid, đường và một lượng nhỏ tinh dầu.
Từ lâu, ba kích đã được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc đông y. Nhiều công dụng của ba kích đối với sức khỏe đã được chứng minh như:
Ba kích kết hợp với các dược liệu khác tạo thành các bài thuốc trị bệnh hữu hiệu trong Đông Y. Các bài thuốc từ ba kích gồm có:
Nguyên liệu gồm có: Ích nhân trí, ba kích, tang phiêu tiêu và thỏ ty tử. Mang tán mịn các nguyên liệu này sau đó cho một ít rượu vào làm ướt. Vo hỗn hợp này thành viên nhỏ khoảng bằng hạt bắp. Mỗi lần sử dụng 12 viên cùng với rượu pha muối hoặc có thể sắc thành thang để uống.
Dùng 120g ba kích, 20g lương khương, 640g tử kim đằng, 80g thanh diêm, 160g nhục quế đã bỏ vỏ cùng với 160g ngô thù du tán nhỏ. Bạn trộn đều nguyên liệu và dùng rượu hồ để vo thành viên. Mỗi ngày sử dụng 20 viên thuốc với rượu pha muối nhạt.
Bạn sử dụng ba kích, đỗ trọng bắc, nhục thung dung, thỏ ty tử cùng tỳ giải, mỗi loại 400g. Đem hoàn viên và dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 6g.
Dùng 300g mỗi vị gồm: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc cùng 600g củ mài tán thành bột mịn. Sau đó hoàn viên cùng với mật ong. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 8 - 10g.
Hoặc bạn có thể dùng 300g mỗi vị gồm có: Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt cùng 150g ngũ vị tử tán thành bột mịn rồi hoàn viên với mật ong. Sử dụng ngày 2 - 3 lần, mỗi lần cũng từ 8 - 10g.
Mặc dù ba kích có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng ba kích. Một số trường hợp sử dụng ba kích gây tác dụng phụ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, nếu bạn đang rơi vào một trong các trường hợp dưới đây thì không nên sử dụng ba kích:
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được lạm dụng rượu ba kích. Mặt khác, một số hoạt chất trong ba kích có thể làm biến đổi hoạt động của một số tân dược vì vậy nếu bạn đang điều trị bằng tân dược thì không nên sử dụng ba kích nhé.
Việc sử dụng ba kích kết hợp cùng các dược liệu khác điều trị nhiều bệnh lý là không thể phủ nhận, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Bên cạnh việc tự tìm kiếm các dược liệu để bào chế thuốc, hiện tại đã có sản phẩm Viên khớp Tâm Bình với các nguyên liệu từ thiên nhiên, hỗ trợ bạn giảm đau nhức xương khớp, cơ bắp, làm chậm quá trình lão hóa,...
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi muốn gửi đến bạn về ba kích. Ba kích mang đến nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh lý, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý những trường hợp không nên sử dụng ba kích cũng như liều lượng sử dụng để mang đến hiệu quả tối đa nhất nhé!