Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh phong thấp có lây không? Cách phòng bệnh như thế nào?

Ngày 23/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phong thấp là một bệnh viêm đa khớp rất thường gặp ở người Việt. Xung quanh căn bệnh này còn nhiều thông tin mà người bệnh chưa rõ. Điển hình là việc bệnh phong thấp có lây không.

Những người lớn tuổi hoặc người đã trải qua thời gian dài lao động nặng nhọc thường phải đối mặt với các vấn đề về xương khớp. Một trong những bệnh lý xương khớp người Việt thường gặp nhất là bệnh phong thấp. Vậy bệnh phong thấp là gì? Bệnh phong thấp có lây không? Chữa phong thấp thế nào? Những thông tin này sẽ được bật mí ngay trong bài viết này!

Bệnh phong thấp là bệnh gì?

Bệnh phong thấp hay bệnh phong tê thấp là một dạng bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây đau nhức, làm tổn thương đến xương khớp và còn ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác như hệ tim mạch, hệ thần kinh,... của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như:

  • Quy luật lão hóa tự nhiên: Khi tuổi càng cao, các khớp xương càng bị lão hóa, bào mòn gây ra những cơn đau nhức nhối. Bệnh phong thấp do tuổi tác là khó tránh khỏi và có không ít người lớn tuổi ở nước ta mắc chứng bệnh này.
  • Với nữ giới, một nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh phong thấp ở tuổi mãn kinh là sự suy giảm hormone giới tính nữ estrogen. Ngoài ra, phụ nữ sau khi trải qua quá trình sinh nở, hệ xương khớp bị ảnh hưởng đáng kể. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới bị phong thấp cao hơn nam giới.
  • Chế độ ăn uống với hàm lượng chất béo và đường cao trong khi thiếu khoáng chất, vitamin cũng khiến khớp xương bị suy yếu gân bệnh phong thấp.
  • Trong gia đình, nếu bố mẹ bị bệnh phong thấp thì con cháu sẽ có nguy cơ mắc bệnh phong thấp cao hơn. Đây cũng là bệnh lý liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Thời tiết lạnh khiến dịch khớp khó lưu thông làm các đầu xương cọ xát nhiều hơn gây đau đớn.
  • Những người thường xuyên sinh sống, làm việc trong môi trường có độ ẩm cao sẽ có nguy cơ mắc phong thấp cao hơn.
  • Nhiễm một số virus, vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp.
benh-phong-thap-co-lay-khong-1.jpg
Bệnh phong thấp gây đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống

Bệnh phong thấp có lây không?

Nhiều người thắc mắc bệnh phong thấp có lây không? Theo các chuyên gia sức khỏe, đây không phải căn bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây từ người này sang người khác. Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch và cơ địa của từng người.

Bệnh không lây nhưng có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thói quen ăn uống và sinh hoạt, môi trường sống, di truyền. Điều này khiến những người trong cùng gia đình có thể cùng mắc bệnh phong thấp. Và nó dẫn đến lầm tưởng rằng bệnh phong thấp có thể lây.

Nói thêm về yếu tố di truyền liên quan đến căn bệnh này. Những người sinh ra với kiểu gen HLA nhóm II có nhiều nguy cơ mắc bệnh phong thấp và khi mắc bệnh cũng dễ bị nặng hơn. Những người mang gen này tiếp xúc với các yếu tố như khói thuốc, rượu bia hoặc bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Thêm một thông tin thú vị không nhiều người biết, hút thuốc làm tăng nguy cơ và tăng mức độ trầm trọng của bệnh phong thấp. Ngoài ra, những trẻ em có mẹ hút thuốc đến khi trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh phong thấp gấp đôi trẻ khác.

benh-phong-thap-co-lay-khong-4.jpg
Bệnh phong thấp có lây không? Câu trả lời là không

Chữa bệnh phong thấp bằng cách nào?

Dù phong thấp có bị lây không, chúng ta cũng cần điều điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp này. Hiện nay, căn bệnh này có thể áp dụng các biện pháp điều trị như:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc trị phong thấp như:

  • Nhóm thuốc chống thấp khớp giúp bảo vệ mô sụn khớp, làm chậm quá trình phát triển của bệnh và tăng khả năng phục hồi khớp.
  • Nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau dùng trong thời gian đầu, trước khi thuốc chống thấp khớp phát huy hiệu quả.
  • Thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, kiểm soát rối loạn gây bệnh phong thấp.
  • Nhóm hormon có tác dụng giảm đau cấp tính, chữa phong tê thấp.

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây vẫn là cách trị bệnh phong thấp hiệu quả nhanh. Nhưng tác dụng phụ của thuốc có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, thận, gan, dạ dày,... Vì vậy, việc dùng thuốc nhất định cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian từ xưa đến nay lưu truyền nhiều bài thuốc trị phong tê thấp “cây nhà lá vườn”. Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng cách này hàng ngày để kiểm soát diễn tiến bệnh và giảm đau hiệu quả. Một số cách chữa bệnh phong thấp dân gian bạn có thể tham khảo như:

  • Chữa phong thấp bằng lá lốt: Trong lá lốt có tinh dầu và ancaloit có công dụng giảm đau nhức, kháng viêm. Bạn cần dùng 15g lá lốt, 15g dây đau dương, 15g cốt khí củ sắc cùng 600ml nước lọc đến khi cô đặc còn 200ml thì dừng lại. Bạn dùng nước thuốc này chia 2 lần, uống trong ngày.
  • Chữa phong thấp bằng cây chìa vôi: Cây chìa vôi có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lưu thông khí huyết. Để chữa bệnh phong thấp, người bệnh cần dùng 20g chìa vôi, 15g cành dâu, bạch chỉ, quế chi sắc nước uống.
  • Chữa phong thấp bằng cần tây cũng rất hiệu quả vì cần tây có thể hỗ trợ giảm đau. Bạn dùng 150g cần tây cả lá, thân, rễ sắc với 200ml nước, đến khi cô lại còn 100ml nước thuốc là được.
benh-phong-thap-co-lay-khong-3.jpg
Các nguyên liệu vườn nhà cũng có thể hỗ trợ trị phong thấp rất tốt

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Dù bệnh phong thấp có lây không, người bệnh cũng cần sớm thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp. Nếu muốn giảm triệu chứng đau nhức và làm chậm quá trình phát triển của bệnh, bệnh nhân cần làm ngay những việc sau:

  • Những người thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá cần cai ngay lập tức.
  • Người bệnh nên ưu tiên dùng các thực phẩm như hạt dinh dưỡng (hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân…), các loại cá béo giàu omega-3 (cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá thu…).
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa như các loại quả mọng, trái cây họ nhà cam,...
  • Ăn thực phẩm chứa các thành phần có tác dụng chống viêm như đậu phụ, đậu nành, súp lơ xanh,... giàu hoạt chất flavonoid.
  • Uống mỗi ngày 2 - 2,5 lít nước.
  • Tránh ăn các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ ăn thức uống công nghiệp, đồ ăn nướng, chiên, xào,...
  • Tập luyện môn thể thao phù hợp mỗi ngày.
  • Tránh mang vác vật nặng và lao động quá sức.

Với bài viết trên, hy vọng bạn đã có lời giải cho thắc mắc bệnh phong thấp có lây không. Bệnh phong thấp không có yếu tố lây nhiễm, tức là người bình thường hoàn toàn có thể tiếp xúc, sinh hoạt và làm việc với người bệnh mà không cần phải quá lo lắng. Khi bị bệnh thấp khớp, ngoài uống thuốc điều trị, thay đổi lối sống, người bệnh cũng nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để bệnh luôn trong tầm kiểm soát.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm