Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành, bệnh gây ra tình trạng mệt mỏi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Thông qua việc nghiệm pháp khám tiền đình, các xét nghiệm sẽ phát hiện ra bệnh và giúp điều trị bệnh kịp thời.
Tùy theo mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, các triệu chứng rối loạn tiền đình kèm theo nhiều hay ít mà nhiệm vụ điều trị của mỗi người sẽ khác nhau nhằm đạt được mục đích điều trị tốt nhất, mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.
Chóng mặt là triệu chứng chính của bệnh rối loạn tiền đình:
Tuy nhiên, trong một số trường hợp chóng mặt không rõ ràng, người bệnh chỉ có cảm giác cơ thể di chuyển hoặc đung đưa, hoặc cảm giác cơ thể lên, xuống, mất thăng bằng.
Các dấu hiệu kèm theo của bệnh rối loạn tiền đình thường là:
Triệu chứng bị chóng mặt do hội chứng tiền đình được chia làm hai loại chính sau:
Rung giật nhãn cầu do rối loạn tiền đình thường đập theo nhịp. Đó là sự vận động nhịp nhàng của nhãn cầu bao gồm sự nối tiếp nhau của hai giai đoạn: Pha chậm đưa nhãn cầu sang một bên (dưới tác dụng của hệ thống tiền đình), tiếp đến là pha nhanh làm dịch chuyển nhãn cầu theo hướng ngược lại, đưa nhãn cầu lệch sang một bên mắt ở tư thế nghỉ (do tác dụng của lưới protein).
Khi có các triệu chứng rung giật nhãn cầu, chúng ta cần xác định phương hướng và chiều di chuyển của nó.
Mức độ rung giật nhãn cầu thường thấy:
Rối loạn tĩnh: Chú ý đến sự dịch chuyển của thân, trục của cơ thể, sự dịch chuyển này theo hướng của dòng chảy nội địch.
Rối loạn động trạng: Sự dịch chuyển của các chi theo hướng của dòng nội dịch.
Khi khám phải luôn chú ý đến hướng di chuyển lệch, hướng lệch cánh tay, hướng chậm của rung giật nhãn cầu xem có tương hợp, hài hòa hay không.
Kiểm tra nhiệt độ là một bài kiểm tra đơn giản giúp chúng ta đánh giá hoạt động của các cơ quan tiền đình của cá nhân.
Ở một bệnh nhân tiền đình bình thường, kích thích bằng nước lạnh sẽ tạo ra rung giật nhãn cầu với hướng chậm về tai và hướng nhanh ngược lại. Ở bệnh nhân rối loạn tiền đình một bên: Kích thích không có rung giật nhãn cầu, hoặc có rung giật nhãn cầu chậm, biên độ thấp và thời gian ngắn hơn bên lành.
Cho bệnh nhân ngồi vào ghế xoay, đầu nghiêng về phía trước một góc 30 độ, xoay ghế 10 lần trong 20 giây, sau đó dừng lại và quan sát các phản ứng xảy ra.
Nếu chiều quay của ghế nghiêng về bên phải thì sau khi dừng xoay, người bệnh bị rung giật nhãn cầu và xoay người sang trái, khi đứng thì ngã sang trái, ngón tay lệch sang trái. Thường thì xét nghiệm này được sử dụng để nghiên cứu chức năng tiền đình hai bên ở những bệnh nhân bị điếc hoàn toàn.
Các xét nghiệm trên là các xét nghiệm kiểm tra tiền đình giúp chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình một cách chính xác và hiệu quả. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị rối loạn tiền đình phù hợp, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Nga Linh
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...