Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nóng tai là một hiện tượng thường gặp, nhưng ít khi được chú ý đến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng khám phá các nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng nóng tai, cũng như những biện pháp khắc phục hiệu quả để bạn có thể tự tin xử lý tình trạng này khi gặp phải.
Hiện tượng nóng tai là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này, từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả.
Hiện tượng nóng tai là tình trạng tai trở nên đỏ và có cảm giác nóng rát, thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài. Dưới đây là giải thích chi tiết về nguyên nhân và cơ chế gây ra hiện tượng này:
Tai là vùng dễ tổn thương trước ánh nắng mặt trời vì da tại đây mỏng và hầu như không được che chắn. Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương bề mặt da, dẫn đến tình trạng nóng, đỏ, đau rát, thậm chí phồng rộp khi bị cháy nắng nghiêm trọng.
Dị ứng xảy ra khi tai tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như cây cỏ, côn trùng, đồ trang sức như hoa tai, sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, kem dưỡng da. Phản ứng dị ứng làm kích hoạt hệ miễn dịch, dẫn đến viêm và nóng đỏ tại chỗ.
Nhiễm trùng tai, thường là do vi khuẩn hoặc virus, gây viêm tại vùng tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong. Tình trạng viêm làm tăng lưu lượng máu đến vùng này, dẫn đến nóng đỏ tai. Bên cạnh nóng tai, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau tai, cảm giác đầy tai, ù tai, suy giảm thính lực, có dịch chảy ra từ tai. Khi nhiễm trùng lan rộng, có thể kèm nghẹt mũi, khó chịu hoặc mất cảm giác ngon miệng.
Đây là hội chứng không rõ nguyên nhân, nhưng thường xuất phát từ các tác động cơ học (như đụng chạm, nhai mạnh), gắng sức thể chất hoặc đau nửa đầu. RES có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai, làm tăng lưu lượng máu đột ngột tại vùng tai. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như tai đỏ rực, nóng rát, đau, các triệu chứng có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Có thể liên quan đến tình trạng đỏ má và chảy nước mắt ở mắt cùng bên.
Viêm đa sụn tái phát là một tình trạng viêm hiếm gặp liên quan đến thoái hóa sụn, bao gồm cả sụn tai. Viêm gây sưng đau và nóng đỏ tai, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và mất thính lực. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau tai đột ngột, sưng, nóng đỏ tai, có thể lan ra các vùng sụn khác như mũi hoặc khí quản.
Bệnh chàm bã nhờn là do viêm da mãn tính ở các vùng tiết dầu, bao gồm tai, da đầu và mặt. Tình trạng này làm da tai khô, có vảy, dẫn đến đỏ, nóng rát. Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này là xuất hiện các mảng da khô, bong tróc hoặc rỉ dịch sau tai.
Ngoài các nguyên nhân đã liệt kê ở trên thì có một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng nóng tai bao gồm:
Hiện tượng nóng tai có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, và để khắc phục hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Sử dụng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh (bọc trong khăn mỏng) đặt lên tai trong 5 - 10 phút cũng khá hiệu quả trong việc làm dịu cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, hãy tránh ngồi lâu dưới ánh nắng gắt hoặc ở gần các nguồn nhiệt lớn như bếp hoặc lò sưởi, nhất là khi tại bạn nhạy cảm với nhiệt độ.
Trong trường hợp hiện tượng nóng tai liên quan đến bệnh lý, cần có cách điều trị chuyên biệt. Với viêm tai ngoài hoặc các nhiễm trùng nhẹ, bạn có thể làm sạch tai nhẹ nhàng bằng dung dịch muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh ngoáy tai quá mạnh, vì điều này dễ gây tổn thương. Nếu tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, nên sử dụng thuốc kháng viêm hoặc thuốc nhỏ tai theo chỉ định.
Trong trường hợp viêm tai giữa, khi thấy tai nóng kèm theo các triệu chứng như đau, sốt hoặc mất thính lực, bạn cần gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.
Nếu hiện tượng nóng tai xuất phát từ dị ứng với thức ăn, mỹ phẩm hay hóa chất, hãy tránh xa tác nhân gây kích ứng và dùng thuốc kháng histamin khi cần thiết theo hướng dẫn. Ngoài ra, nếu tai nóng do chấn thương hoặc kích ứng khi đeo tai nghe, hãy ngừng sử dụng các vật dụng gây áp lực lên tai.
Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu omega-3, vitamin B12 để giúp các dây thần kinh và hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. Đồng thời, uống đủ nước và hạn chế tiêu thụ caffein, rượu bia, bởi đây là những tác nhân có thể khiến hiện tượng nóng tai tồi tệ hơn. Việc nghỉ ngơi đủ giấc và tránh căng thẳng, lao động quá sức cũng góp phần cải thiện hiệu quả sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ tái phát triệu chứng.
Hiện tượng nóng tai thường không đáng lo ngại nếu chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và không kèm theo triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nóng tai có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, đòi hỏi bạn phải đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Dưới đây là những trường hợp mà bạn cần cân nhắc tìm đến sự trợ giúp y tế:
Hãy luôn chú ý đến các biểu hiện kèm theo khi gặp hiện tượng nóng tai. Nếu có các triệu chứng bất thường kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc can thiệp sớm có thể giúp tránh được những biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe tai của bạn tốt nhất.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.