Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả không?

Ngày 20/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bí tiểu chính là tình trạng rối loạn tiểu tiện khiến cho bệnh nhân trở nên khổ sở và khiến cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa bí tiểu.

Bấm huyệt chữa bí tiểu là phương pháp được sử dụng nhiều và mang đến hiệu quả trong Y học cổ truyền. Đây là biện pháp không cần sử dụng nhiều thiết bị, không xâm lấn cơ thể, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh trong quá trình điều trị. Vậy cách để thực hiện bấm huyệt ra sao?

Bấm huyệt chữa bí tiểu liệu có hiệu quả?

Bấm huyệt để chữa bí tiểu mang lại những tác dụng:

  • Điều tiết, cân bằng sự vận hành ở vùng hạ tiểu, nhất là tại bàng quang.
  • Tăng cường khả năng lợi tiểu, giúp hỗ trợ cơ tại vùng bàng quang trở nên co thắt dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm sự căng cứng.
  • Tăng cường chức năng của tạng phủ, nhất là tạng thận và bàng quang.
  • Với những lợi ích kể trên, bấm huyệt chữa bí tiểu được đánh giá là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị rối loạn tiểu tiện, nhất là chữa bí tiểu.
Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả không? Cách thực hiện1

Đối tượng không nên bấm huyệt chữa bí tiểu

Bấm huyệt chữa bí tiểu thường phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên áp dụng liệu pháp này đó là:

  • Bị bí tiểu do những nguyên nhân cấp tính, đe dọa tới tính mạng và cần phải giải phóng nước tiểu ở trong bàng quang ngay.
  • Đang có những vết thương lở loét, da không được lành lặn tại vị trí bấm huyệt.
  • Người bệnh mệt mỏi, không tỉnh táo, đang say rượu, đói bụng…
  • Phụ nữ đang mang thai muốn bấm huyệt chữa bí tiểu ở vùng bụng và lưng nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.
Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả không? Cách thực hiện2
Nếu muốn bấm huyệt chữa bí tiểu, phụ nữ đang mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

Quy trình bấm huyệt điều trị bí tiểu

Để chữa bí tiểu, cần phải tiến hành những động tác bấm huyệt tại các vị trí như:

  • Trung quản: Vị trí này nằm ở đường giữa bụng và từ rốn đo thăng lên 4 thốn.
  • Hạ quản: Nằm ở đường giữa của bụng và từ rốn đo thẳng lên 2 thốn.
  • Thiên khu: Từ rốn đo sang ngang 2 bên, mỗi bên gồm 2 thốn.
  • Đại hoành: Nằm ở giao điểm của đường thẳng ngang qua rốn và đường thẳng dọc qua vú sang 2 bên.
  • Khí hải: Nằm ở đường giữa bụng, từ rốn đo thẳng xuống là 1,5 thốn.
  • Quan nguyên: Nằm ở trên đường giữa của bụng, từ phần rốn đo xuống là 3 thốn.
  • Trung cực: Nằm trên đường ở giữa bụng, từ phần rốn đo xuống là 4 thốn hoặc từ bờ trên của mu đo lên là 1 thốn.
  • Khúc cốt: Nằm chính giữa bờ trên của xương mu hoặc được xác định cách huyệt Trung cực là 1 thốn.
  • Quy lai: Cách dưới rốn 4 thốn rồi đo ngang ra cả 2 bên, mỗi bên là 2 thốn.

Ngoài các huyệt trên thì người thực hiện có thể gia thêm những huyệt đạo khác như:

  • Day huyệt: Túc tam lý, đản trung, dương lăng tuyền…
  • Tăng khí hóa, bổ thận, điều tiết bàng quang: Thận du, Thái khuê, Bàng quang du, Mệnh môn, Ủy dương.
  • Trừ thấp nhiệt: Tam âm giao, âm lăng tuyền, trung cực…

Một số thể bệnh hay gặp

Thể phế nhiệt: Rêu lưỡi vàng mỏng, rối loạn đi tiểu kèm theo họng khô…. Bấm huyệt Trung cực, Khúc cốt, Hợp cốc, Quy lai, Khúc trì, Phế du, Đản trung…

Thể khí trệ huyết ứ: Sau khi thực hiện phẫu thuật hoặc khi tình chí uất hận thì tiểu tiện đột ngột trở nên khó khăn, bụng đau, đầy trướng, cáu giận, dễ buồn phiền… Cần bấm huyệt Trật biên, Khúc coosrt, Côn lôn, Trung cực, Bàng quang du…

Thể thận hư: Bệnh nhân lớn tuổi, tiểu ít, triệu chứng lâu ngày, khó khăn, tóc bọc, đau lưng, mỏi gối…. Bấm huyệt Khúc cốt, Trung cực, Dương lăng tuyền, Quan nguyên, Túc tam lý, Khí hải, Tâm âm giao…

Liệu trình bấm huyệt để chữa bí tiểu thường kéo dài từ 15 - 20 ngày tùy thuộc vào mỗi trường hợp. Tại vị trí huyệt nên thực hiện từ 2 đến 5 phút để cho da được ấm lên rồi đổi sang khu vực khác. Thời gian thực hiện cho mỗi lần là khoảng 30 phút và nên kết hợp với việc xoa bóp nhằm mang lại hiệu quả cao.

Những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa bí tiểu

Khi bấm huyệt chữa tiểu buốt, bí tiểu, bạn cần phải xem xét kỹ càng các trường hợp chỉ định và chống chỉ định. Không chỉ vậy, liệu pháp này thường chỉ hỗ trợ đối với những trường hợp bị rối loạn tiểu tiện. Với tình trạng nhẹ thì có thể được giải quyết một cách nhanh chóng. Trong trường hợp nếu như bệnh không cải thiện mà ngày càng trở nên nặng hơn thì bạn nên xem xét kết hợp với những phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, đặt sonde tiểu,...

Nếu nguyên nhân là do sỏi tiết niệu, viêm nhiễm… thì bệnh nhân cần phải được điều trị nguyên nhân tích cực bằng các liệu pháp như dùng các loại thuốc kháng sinh, giảm kích thước của sỏi.

Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả không? Cách thực hiện3 Có thể chữa bí tiểu bằng thuốc kháng sinh

Ngoài phương pháp bấm huyệt, bệnh nhân cũng nên duy trì thói quen và chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý như tránh dùng bia rượu, uống đủ nước, vận động phù hợp…

Khi thực hiện thao tác bấm huyệt, nhất định phải dựa vào nhu cầu của từng đối tượng, không nên quá nhẹ nhàng hay thô bạo hay xác định sai huyệt bởi điều này không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những rủi ro không mong muốn .

Trên đây là những vấn đề liên quan đến bấm huyệt chữa bí tiểu. Trong trường hợp tình trạng bệnh không có sự cải thiện, bạn nên áp dụng thêm các biện pháp mang tính chuyên sâu hơn nhé. 

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm