Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, thường xảy ra khi bước vào độ tuổi trung niên. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng trầm trọng hơn. Song, không phải ai cũng có thể hiểu hết căn bệnh này và lường trước được hậu quả. Vậy, sỏi tiết niệu là bệnh gì, nguy hiểm như thế nào và điều trị ra sao?
Hệ tiết niệu con người được cấu thành từ các bộ phận: Thận phải, thận trái, bàng quang, 2 niệu quản và niệu đạo. Xuất hiện của sỏi bất cứ bộ phận nào đều được gọi chung là sỏi tiết niệu.
Sỏi tiết niệu (sỏi niệu): Sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu dẫn đến những viên sỏi được hình thành. Phần lớn, sỏi hình thành từ thận, di chuyển theo đường đi của hệ tiết niệu và bài tiết ra ngoài nên nhiều người quen gọi là sỏi thận.
Sỏi tiết niệu có thể xảy ra ở người bệnh suốt đời, vì vậy người bệnh phải chú ý theo dõi và có chế độ sinh hoạt hợp lý để hạn chế sỏi tái phát.
Sỏi tiết niệu có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Khi sỏi dính vào mô, không di chuyển thường không có hoặc xuất hiện ít triệu chứng. Khi sỏi đã gây tắc đường tiết niệu có thể có các triệu chứng:
Sỏi tiết niệu gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và lao động của người mắc bệnh, đặc biệt các cơn đau quặn thận. Do đó, khi có những biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Sỏi tiết niệu có thể được chữa khỏi hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên nhân. Khi sỏi bám dính vào niêm mạc sẽ không di chuyển được dẫn đến niệu quản xơ dày và hẹp lại. Chức năng thận giảm dần, thận ứ nước, ứ mủ nếu có nhiễm trùng, gây viêm bể thận, suy thận. Các biến chứng thường gặp và nguy hiểm:
Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.
Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.
Nhiều nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu, nhưng thường gặp:
Bộ Y Tế, 2015, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Thận và Tiết niệu
https://www.msdmanuals.com/
https://www.mayoclinic.org/
Sỏi tiết niệu hình thành khi các chất trong nước tiểu kết hợp lại, do thiếu nước, chế độ ăn không hợp lý, bệnh lý nhiễm trùng tiết niệu, di truyền hoặc bất thường cấu trúc đường tiết niệu.
Bị sỏi tiết niệu không phải lúc nào cũng cần phẫu thuật. Nếu sỏi nhỏ và không gây triệu chứng, có thể điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu sỏi lớn, gây đau, tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng, phẫu thuật hoặc thủ thuật tán sỏi sẽ được chỉ định.
Sỏi đường tiết niệu có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kích thước của hạt sỏi và thời điểm phát hiện bệnh mà hiệu quả điều trị có thể khác nhau.
Xem thêm chi tiết: Sỏi đường tiết niệu có chữa khỏi được không?
Sỏi tiết niệu có thể tái phát sau khi tán sỏi nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Để giảm nguy cơ tái phát, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, kiểm soát bệnh lý nền như tiểu đường hoặc gout và theo dõi sức khỏe định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ.
Để phòng ngừa sỏi tiết niệu, hãy uống đủ nước, hạn chế muối và thực phẩm giàu oxalate, ăn nhiều trái cây và rau củ, giảm protein động vật, kiểm soát bệnh lý nền và duy trì tập thể dục đều đặn.
Xem thêm chi tiết: Phương pháp phòng tránh bệnh sỏi tiết niệu
Hỏi đáp (0 bình luận)