Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh này như điều trị theo nguyên nhân, thay đổi lối sống, trong đó xoa bóp bấm huyệt chữa táo bón là phương pháp hữu hiệu thường được áp dụng.
Táo bón có thể là nguyên nhân bệnh lý hoặc do lối sống, vận động, ăn uống không khoa học. Triệu chứng này khá phổ biến và gây khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, các phương pháp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột,… ngày càng được quan tâm. Trong đó, phương pháp bấm huyệt chữa táo bón đang dần được mọi người công nhận và áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn các huyệt đạo chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả.
Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, sau đây là những nguyên nhân phổ biến:
Từ xa xưa, phương pháp bấm huyệt là cách giúp hỗ trợ khí huyết lưu thông thông suốt, đả thông kinh mạch, thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện. Ngoài ra, liệu pháp còn giúp tiêu hóa và hấp thụ từ thức ăn tốt hơn, duy trì chức năng của các tạng phủ trong cơ thể.
Hiện nay nhiều nghiên cứu ghi nhận kỹ thuật bấm huyệt chữa táo bón thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, cải thiện sự co bóp của ruột, tăng lưu lượng máu bồi bổ nội tạng, thư giãn thần kinh và chống viêm nhiễm,... Từ đó, phân hình thành và đào thải ra ngoài trơn tru hơn. Ngoài ra, các động tác này còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm các triệu chứng như tiêu hóa kém, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu,…
Phương pháp này được chỉ định trong hầu hết các trường hợp bị táo bón đều do nhiều nguyên nhân như cơ địa, tuần hoàn kém hoặc lối sống không lành mạnh,...
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chống chỉ định như sau:
Theo đông y, cơ thể con người được chia thành 2 phần: Phần trên và phần dưới. Thiên là từ rốn trở lên, Địa là từ rốn trở xuống. Huyệt Thiên Khu nằm ở giao điểm của Thiên và Địa, bộ phận trọng yếu của cơ thể nơi duy trì sinh khí của cơ thể.
Tác động vào huyệt đạo này có tác dụng điều hòa ruột già, ngăn ngừa các bệnh như đau bụng quanh rốn, đầy hơi, ăn không tiêu, tiểu chạy, táo bón, kiết lỵ,... Huyệt Thiên Khu nằm ngang hai bên rốn, cách rốn khoảng 3 đốt ngón tay. Dùng 2 ngón tay cái đặt vào 2 bên huyệt và day bấm trong 2 phút.
Huyệt Khí Hải được coi là huyệt đạo cơ bản để nuôi dưỡng và điều hòa Khí trong cơ thể. Khí Hải nằm ở vị trí ngay dưới rốn khoảng 1,5 đốt ngón tay. Bấm huyệt Khí hải tương tự như Thiên khu. Nên kết hợp cả hai huyệt để nâng cao tác dụng.
Túc Tam Lý là huyệt nằm dưới chỗ lõm ngoài của xương bánh chè khoảng 3 cm. Khi ấn vào điểm này, cảm giác tê sẽ lan xuống bàn chân. Túc Tam Lý được coi là huyệt trường sinh bất tử, có tác dụng điều hòa hơi thở và điều hòa khí huyết. Ngồi cong đầu gối và sử dụng hai ngón tay cái bấm đồng thời hai huyệt trong khoảng 2 phút để tăng nhu động ruột, bảo vệ lá lách và kích thích dạ dày hoạt động.
Bài tập được thực hiện với tư thế nằm ngửa, thư giãn các căng cơ, từ từ hóp bụng lại rồi thở ra, nhẹ nhàng đẩy không khí qua mũi hoặc miệng sau đó ngừng thở trong vài giây và lại hít vào. Hít thở luân phiên nhịp nhàng trong 3 - 5 phút để kích thích nhu động ruột và đào thải chất thải ra ngoài thuận lợi.
Tiếp theo, đặt hai bàn tay chồng lên nhau và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, massage nhẹ nhàng khoảng 50 lần. Động tác xoa bóp này giúp các tạng phủ đào thải khí độc, hút thanh khí, kết hợp các tinh chất từ thức ăn để tạo ra Tông khí duy trì chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa bao gồm cả dạ dày và ruột.
Bấm huyệt tại nhà là cách chữa táo bón dân gian được nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, với những người chưa có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về bấm huyệt cần lưu ý một số điều sau.
Trên đây là một số hình thức bấm huyệt chữa táo bón. Người bệnh có thể thực hiện hàng ngày để nhận được kết quả khả quan. Ngoài ra, người bệnh vẫn cần kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng bệnh.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...