Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sa trực tràng là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sa trực tràng là tình trạng bệnh lý một phần trực tràng trượt ra ngoài hậu môn. Sa trực tràng ảnh hưởng đến khoảng 2,5 trong số 100.000 người. Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc tình trạng này cao gấp sáu lần nam giới. Các trường hợp bệnh nhẹ thường được điều trị bằng quấn bằng và thuốc mà không cần phẫu thuật. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Sa trực tràng là gì? 

Sa trực tràng là tình trạng một phần của đoạn cuối ruột già (trực tràng) trượt ra ngoài hậu môn. Mặc dù sa trực tràng thường gây khó chịu nhưng hiếm khi cần phải cấp cứu.

Bệnh sa trực tràng có thể được điều trị bằng thuốc làm mềm phân, thuốc đạn đặt hậu môn và các loại thuốc khác. Bệnh nhân cần phải phẫu thuật để điều trị sa trực tràng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của sa trực tràng

Nếu bị sa trực tràng, bệnh nhân có thể nhận thấy một khối màu hơi đỏ sa ra ngoài hậu môn, thường là căng khi đi đại tiện. Phần trực tràng này có thể trượt trở lại bên trong hậu môn hoặc vẫn có thể nhìn thấy được.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Không thể kiểm soát nhu động ruột (đại tiện không kiểm soát);

  • Táo bón hoặc tiêu chảy;

  • Rỉ máu hoặc chất nhầy từ trực tràng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cảm thấy trực tràng không rỗng hoàn toàn sau khi đại tiện.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng

Nguyên nhân gây ra sa trực tràng vẫn chưa được xác định rõ. Một giả thuyết phổ biến rằng sa trực tràng có liên quan đến việc sinh con, nhưng khoảng một phần ba phụ nữ mắc chứng này chưa từng sinh con.

Nguy cơ

Những ai có nguysa trực tràng?

Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc sa trực tràng, đặc biệt là phụ nữ và người cao tuổi (trên 50 tuổi).

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Sa trực tràng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Sa trực tràng, bao gồm:

  • Mang thai;

  • Từng phẫu thuật đại tràng;

  • Mắc các bệnh lý như: Phì đại tuyến tiền liệt lành tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh xơ nang, ho gà, rối loạn chức năng sàn chậu;

  • Nhiễm ký sinh trùng: Giun chỉ, sán máng;

  • Rối loạn thần kinh: Chấn thương vùng thắt lưng hoặc vùng chậu trước đây, bệnh đĩa đệm thắt lưng, hội chứng chùm đuôi ngựa, ​​khối u cột sống, bệnh đa xơ cứng;

  • Rối loạn đại tiện: Tiêu chảy, táo bón.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sa trực tràng

Đôi khi có thể khó phân biệt sa trực tràng với bệnh trĩ. Để giúp chẩn đoán sa trực tràng và loại trừ các bệnh lý liên quan khác, bác sĩ có thể chỉ định:

Khám trực tràng bằng tay: Bác sĩ sẽ đưa ngón tay đeo găng tay và bôi trơn vào trực tràng để đánh giá lực co thắt của cơ vòng và kiểm tra xem có bất thường nào trong vùng trực tràng hay không. 

Đo áp lực hậu môn: Đo độ căng của cơ vòng hậu môn, độ nhạy và hoạt động của trực tràng.

Nội soi đại tràng: Để loại trừ các bệnh lý khác, chẳng hạn như polyp hoặc ung thư ruột kết, bệnh nhân được nội soi trực tràng để kiểm tra toàn bộ.

Xác định vị trí: Quy trình này kết hợp việc sử dụng chất cản quang với nghiên cứu hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI). Giải phẫu có thể giúp tiết lộ những thay đổi cấu trúc trong và xung quanh đường tiêu hóa dưới và cho biết cơ trực tràng có đang hoạt động tốt hay không.

Phương pháp điều trị Sa trực tràng hiệu quả

Cố định bằng băng quấn

Đây là phương pháp điều trị bảo tồn phù hợp nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trước tiên, cần loại trừ nguyên nhân gây sa trực tràng (bệnh lý hoặc các rối loạn liên quan). Tình trạng sa trực tràng của bệnh nhân thường tự hết sau khi được cố định hai bên mông bằng băng quấn giữa các lần đi ngoài.

Phẫu thuật

Bệnh nhân bị sa trực tràng đơn thuần có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột bị trượt ra ngoài.

Thuốc

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động, thuốc làm mềm phân được chỉ định để làm giảm áp lực lên trực tràng khi bệnh nhân bị táo bón.

Dung dịch polyethylene glycol là chất làm mềm phân thẩm thấu được sử dụng để điều trị táo bón không thường xuyên. Polyethylene glycol đẳng trương ít có nguy cơ gây mất nước hoặc mất cân bằng điện giải hơn so với dung dịch đường ưu trương.

Tác dụng nhuận tràng do polyethylene glycol không được hấp thụ và tiếp tục giữ nước bằng cách thẩm thấu qua ruột non và ruột kết, dẫn đến làm sạch cơ học. Bệnh nhân có thể mất 2 - 4 ngày (48 - 96 giờ) kể từ khi dùng để đi tiêu được.

Dầu khoáng bôi trơn ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động bằng cách giảm sự hấp thụ nước từ ruột.

Lactulose là chất thẩm thấu và chất khử độc amoni. Nó tạo ra hiệu ứng thẩm thấu trong ruột kết dẫn đến chướng bụng và thúc đẩy nhu động ruột.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Sa trực tràng

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần duy trì chế độ ăn ít chất xơ trong 2 - 3 tuần để trực tràng được nghỉ ngơi và sau đó bắt đầu bổ sung chất xơ để ngăn ngừa táo bón tái phát.

  • Trong giai đoạn hậu phẫu, nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng (vết mổ sưng đau, sốt) hoặc chảy máu, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

  • Tập thể dục và vận động điều độ, phù hợp với sức khoẻ để hỗ trợ nhu động ruột.

  • Uống nước thường xuyên và đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Hạn chế thường xuyên sử dụng thức ăn cay nóng, dầu mỡ, quá cứng, dễ gây khó tiêu và táo bón.

  • Tăng cường sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, rau củ và trái cây tươi vào chế độ ăn hằng ngày.

  • Có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ để tăng hiệu quả.

Phương pháp phòng ngừa Sa trực tràng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Khám sức khoẻ định kỳ hoặc ngay khi có triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hoá để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Tập thể dục và vận động thường xuyên. 

  • Uống nhiều nước.

  • Hình thành thói quen đại tiện tốt. Đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, ngồi đúng tư thế và tránh rặn quá mức hoặc quá lâu.

Nguồn tham khảo

1. https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/anorectal-disorders/rectal-prolapse-and-procidentia

2. https://emedicine.medscape.com/article/2026460-overview

3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rectal-prolapse/diagnosis-treatment/drc-20450472

Các bệnh liên quan

  1. Sán lá ruột

  2. Ung thư đại tràng giai đoạn I

  3. Viêm gan A

  4. Nhiễm vi khuẩn Salmonella

  5. Bệnh do Cryptosporidium

  6. Bệnh Crohn

  7. Xơ gan do rượu

  8. Hẹp môn vị phì đại

  9. Suy gan cấp

  10. Viêm ruột mạn tính