Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu - Giải quyết thế nào?

Ngày 19/06/2022
Kích thước chữ

Bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu là tình trạng thường gặp ở những người mới bắt đầu bấm khuyên tai. Làm sao để giải quyết trường hợp này?

Khi ᴠừa ѕở hữu một lỗ хỏ khuуên tai cá tính, bạn phải cực kỳ cẩn thận trong thời gian đợi ᴠết thương lành. Tuy nhiên, nếu chẳng maу ᴠa đập ᴠào lỗ хỏ, lỡ ăn các thực phẩm cần kiêng hoặc nằm đè lên lỗ xỏ, rất có thể vết thương của bạn ѕẽ bị ѕưng mủ, chảу máu. Vậy bạn cần làm gì để cải thiện tình trạng này? 

Cách xử lý khi bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu

Hầu hết các vết thương do bấm lỗ tai là vết thương nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Nếu phát hiện thấy lỗ tai bị sưng mủ và chảy máu, có thể lỗ xỏ khuyên của bạn có thể đã bị nhiễm trùng. Những lúc như thế này, ᴠiệc nắm rõ các bước ѕơ cứu lỗ хỏ cơ bản tại nhà là điều ᴠô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo những gợi ý sau của chúng tôi: 

  • Bước 1: Bạn cần bình tĩnh để tìm ra cách xử lý hợp lý nhất. Việc hoảng loạn có thể khiến bạn xử lý lỗ xỏ khuyên theo bản năng khiến vết thương lan rộng ra hoặc trở nên trầm trọng hơn. 
  • Bước 2: Trước hết, bạn rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch. Bạn lau khô tay rồi đeo găng tay trước khi xử lý lỗ xỏ để đảm bảo không gặp phải tình trạng nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên. 
  • Bước 3: Bạn cầm máu tạm thời cho vết thương bằng cách dùng bông y tế ấn chặt vào lỗ tai đã nhiễm trùng. Thay bông thường xuyên nếu máu chảy ra quá nhiều. 
  • Bước 4: Sau khi vết thương đỡ ngưng chảy máu, bạn sử dụng nước muối sinh lý và bông ngoáy tai để làm sạch vết thương, loại bỏ máu đọng lại và mủ. 
  • Bước 5: Sau khi vệ sinh, bạn sát khuẩn cho vết thương bằng cồn vàng sát khuẩn Povidone Iodine 10%. Bạn cần thực hiện cách này thường xuyên 2 - 3 lần/ngày để đảm bảo vết thương không nhiễm trùng nặng hơn. 
  • Bước 6: Nếu cảm thấy quá đau, bạn có thể giảm đau bằng cách chườm đá lạnh. Tuy nhiên, tránh chườm đá trực tiếp vào lỗ xỏ khuyên vì bạn rất dễ bị bỏng lạnh. 
Bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu - Giải quyết thế nào? 1 Bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu - Giải quyết thế nào?

Điều trị bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu

Nếu vết thương trở nên trầm trọng và khó có thể tự xử lý tại nhà, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong số những cách chữa sau: 

Điều trị bằng thuốc kháng sinh 

Nếu lỗ tai bị sưng, chảy máu đi kèm với tình trạng sốt nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn uống. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ và đảm bảo uống thuốc đến khi các triệu chứng ngừng hẳn. Bạn không được tự ý mua thuốc uống hoặc ngừng thuốc ngay trong quá trình điều trị. 

Tiểu phẫu 

Đối với những người bệnh bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở phần sụn tai, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ phần sụn hỏng. 

Dẫn lưu áp xe 

Áp xe là tình trạng vị trí vết thương bị nhiễm trùng nặng, mưng mủ nhiều. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện dẫn lưu áp xe để loại bỏ mủ ra ngoài. Đây là thủ thuật nhỏ, đơn giản và ít gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân không cần phải quá lo lắng nếu được bác sĩ chỉ định thực hiện tiểu phẫu này.

Bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu - Giải quyết thế nào? 2 Hình ảnh tai bị áp xe mưng mủ

Lưu ý khi chăm sóc lỗ tai bị sưng mủ chảy máu

Để hạn chế rủi ro gặp phải các biến chứng nguy hiểm khi lỗ tai bị sưng mủ chảy máu, bạn cần chăm sóc lỗ tai thường xuyên. Một số lưu ý khi điều trị và sát khuẩn lỗ tai nhiễm trùng tại nhà là: 

  • Luôn giữ cho khuyên tai được khô ráo, tránh xa nguồn nước. 
  • Tháo ngay khuyên tai, đặc biệt là những loại khuyên có thiết kế to, nhiều cạnh sắc hoặc làm từ chất liệu dễ gây kích ứng da. 
  • Nằm ngửa để hạn chế nằm đè lên vết thương. 
  • Thực hiện chế độ ăn kiêng cẩn thận trong quá trình chữa trị để hạn chế để lại sẹo xấu. 
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh gây dị ứng da
  • Trước khi vệ sinh, bạn cần đảm bảo rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. 
  • Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi lỗ xỏ thường xuyên. Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như da đỏ, sưng, sốt, áp xe,... bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ sớm nhất. 
Bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu - Giải quyết thế nào? 3 Bạn cần vệ sinh lỗ xỏ khuyên thường xuyên

Bấm lỗ tai bị sưng mủ chảy máu có nhanh khỏi hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, vị trí bấm khuyên và cách chữa trị. Vì vậy, để vết thương mau lành hơn, bạn hãy kết hợp hài hòa các phương pháp với nhau nhé. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin