Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bạn đã biết làm gì khi bị tụt huyết áp?

Ngày 29/12/2017
Kích thước chữ

Làm gì khi bị tụt huyết áp? Hãy áp dụng một số cách mà chuyên gia khuyên sau đây để khắc phục tình trạng này ngay lập tức nhé, sẽ rất hiệu quả đấy. Một

Làm gì khi bị tụt huyết áp? Hãy áp dụng một số cách mà chuyên gia khuyên sau đây để khắc phục tình trạng này ngay lập tức nhé, sẽ rất hiệu quả đấy.

Một số cách xử lý huyết áp thấp tại gia

Ăn đủ muối

Cơ thể con người cần được cung cấp đủ lượng muối mỗi ngày để giúp thực hiện tốt mọi chức năng, cân bằng chất lỏng và ngăn ngừa huyết áp thấp. Một người trung bình mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng một muỗng cà phê muối, tương đương 2.300mg natri. Nếu thuộc nhóm năng tập thể dục thường xuyên hoặc có triệu chứng hạ huyết áp, điều chỉnh tăng giảm lượng muối cho phù hợp dưới sự giám sát bác sĩ.

Bạn đã biết làm gì khi bị tụt huyết áp?
Ăn vừa phải lượng muối giúp tăng huyết áp đáng kể

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Một số người có thói quen ăn bữa lớn, một bữa ăn chứa quá nhiều carb có thể giảm huyết áp đột ngột ngay sau ăn, chuyên môn gọi là hiện tượng hạ huyết áp sau ăn hay hạ huyết áp thế đứng. Làm gì khi bị tụt huyết áp – hãy duy trì các bữa chính nhỏ có hàm lượng carb thấp và bổ sung các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính sẽ có tác dụng làm tăng huyết áp cho nhóm người bị hạ huyết áp.

Thay đổi vị trí từ từ

Làm gì khi bị tụt huyết áp? Thường thì người bị huyết áp thấp thường hay bị hoa mắt, chóng mặt, lâng lâng khi ngồi hoặc khi đứng. Vì thế người bệnh nên thay đổi vị trí từ từ. Sau khi thức dậy, tránh đứng dậy ngay. Thay vào đó, nên di chuyển từ từ, từ nằm sang ngồi với đôi chân thả xuống đất. Giữ vị trí này ít nhất 60 giây để cho cơ thể tự điều chỉnh.

Hãy thử dùng “liệu pháp gối”

Khi ngủ, nên bổ sung một cái gối, kê đầu lên cao hơn tim sẽ có tác dụng chống lại các tác động của lực hấp dẫn.

Dùng tất nén

Một phương thuốc khác trị huyết áp thấp là dùng tất nén. Không nhất thiết phải mang tất thời trang, mà những chiếc tất bình thường có thể giúp cải thiện các triệu chứng huyết áp thấp bằng cách tạo thêm áp lực cho đôi chân. Áp lực giúp tăng sự chuyển động của máu trong toàn bộ cơ thể và cuối cùng giảm bệnh. Liệu pháp dùng tất nén còn có tác dụng điều trị và ngăn ngừa bệnh DVT (nghẽn mạch máu).

Thêm cà phê vào cho chế độ ăn uống

Bạn đã biết làm gì khi bị tụt huyết áp?
Uống một tách cà phê hay trà chứa caffein là lựa chọn tốt trong điều trị bệnh huyết áp thấp

Làm gì khi bị tụt huyết áp – uống một tách cà phê hay trà chứa caffein là lựa chọn tốt trong điều trị bệnh huyết áp thấp. Nó có tác dụng giúp lưu thông máu, nhất là dùng cùng với bữa ăn có thể hỗ trợ chống lại chứng hạ huyết áp thế đứng.

Uống nhiều nước

Mất nước là thủ phạm đứng đằng sau bệnh hạ huyết áp, vì vậy bổ sung thêm chất lỏng là rất quan trọng. Hãy bổ sung lượng nước uống hay uống đồ uống tăng cường chất điện giải như nước dừa sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp.

Đứng vắt chéo chân

Nên thay đổi thế đứng, chuyển từ thế nghiêm sang vắt chéo chân sau đó ép chặt có thể. Nếu đang nằm cũng nên áp dụng tư thế này, nằm thẳng và vắt chéo chân lên nhau hoặc đưa chân để lên vật gì đó cao hơn mức tim. Hai tư thế này đều có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh huyết áp thấp, giúp con người dễ chịu.

Tránh một số tình huống nhất định

Đôi khi chúng ta phải gặp những tình huống bất lợi, khó chịu. Các tình huống này thường gây ra sự sụt giảm tạm thời huyết áp, chuyên môn gọi là hạ huyết áp qua trung gian thần kinh (neurally mediated hypotension – NMH). Để trị bệnh nên hạn chế các tình huống này, hoặc thay đổi lối sống sẽ giúp giảm bệnh.

Sử dụng rễ cam thảo

Từ lâu, rễ cam thảo được xem là phương thuốc thảo dược tốt để điều trị bệnh huyết áp thấp. Nó có tác dụng hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận và điều hòa huyết áp. Có thể dùng trực tiếp dưới dạng sản phẩm viên nang, dạng bột viên nén và dạng trà.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Huyết áp