Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bao nhiêu tuổi được hiến máu? Chưa đủ 18 tuổi có được hiến máu không?

Ngày 28/10/2022
Kích thước chữ

Bạn có biết theo quy định về hiến máu thì bao nhiêu tuổi được hiến máu? Nếu chưa đủ 18 tuổi có được hiến máu không? Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn các thông tin đầy đủ và chính xác.

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp được khuyến khích ở mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng có những tiêu chuẩn cụ thể về độ tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe khi tham gia hiến máu. Không phải tấm lòng nhân đạo nào cũng có thể hiện thực hóa nếu bạn chưa đáp ứng được điều kiện hiến máu. Dưới đây là giải đáp bao nhiêu tuổi được tham gia hiến máu và tiêu chuẩn hiến máu.

Bao nhiêu tuổi được hiến máu?

Phong trào hiến máu nhân đạo không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, thu nhập hoặc địa vị xã hội. Bất cứ ai cũng có thể hiến máu tự nguyện nếu thỏa mãn được các tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Hiện nay, nhiều bạn trẻ có tấm lòng nhân ái mong muốn tham gia hiến máu cứu người. Trong đó có không ít bạn học sinh, sinh viên mới 16, 17 tuổi cũng rất nhiệt huyết với phong trào này.

Những bạn chưa đủ 18 tuổi có được hiến máu không? Theo quy định, độ tuổi đủ tiêu chuẩn tham gia hiến máu là từ 18 tuổi trở lên. Bạn không được hiến máu nếu chưa đủ 18 tuổi. Khi đi hiến máu, bạn cần xuất trình chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân để xác định số tuổi. Kể cả thiếu vài ngày, đội ngũ y bác sĩ cũng không đồng ý cho bạn hiến máu dù đây là nghĩa cử cao đẹp.

bao nhiêu tuổi được hiến máu 1 Bạn đang thắc mắc bao nhiêu tuổi được hiến máu thì câu trả lời là 18 tuổi

Vì sao lại là 18 tuổi trở lên mà không phải số tuổi nào khác? Tại Việt Nam, công dân 18 tuổi trở nên được pháp luật công nhận là người thành niên. Đây cũng là độ tuổi mà cơ thể đã phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần. Các tế bào máu cũng đảm bảo cơ chế cho, tách lọc, vận chuyển, lưu trữ và phục hồi ở người hiến. Vì sức khỏe của bản thân, bạn nên để đủ 18 tuổi mới hiến máu.

Bộ Y tế cũng giới hạn độ tuổi hiến máu không quá 60 tuổi. Sau 60 tuổi, sức khỏe có nhiều suy giảm, không tốt đối với việc cho máu, phục hồi sau hiến máu.

Hiến máu có những tiêu chuẩn nào?

Bên cạnh tiêu chuẩn bao nhiêu tuổi được hiến máu, tham gia hiến máu còn có nhiều điều kiện khác. Điều này đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người đi hiến máu và người nhận máu sau này. Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh và đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Không nhiễm HIV và không có hành vi lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục bừa bãi, tiêm chích ma túy.
  • Không bị viêm gan B, viêm gan C, giang mai. Đây là các bệnh do virus gây ra, sẽ lây truyền theo đường máu.
  • Không mắc bệnh mạn tính, cấp tính như: Huyết áp, tim mạch, dạ dày, hô hấp, thận vì khó hồi phục sau hiến máu.
  • Không mang thai, không nuôi con dưới 1 tuổi. Nữ giới không được hiến máu nếu đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang cho con bú.
  • Cân nặng của người hiến máu phải đạt tối thiểu 45kg đối với nam và 42kg đối với nữ. Đo huyết áp, tim mạch đều bình thường.
  • Nếu trước đó đã hiến máu, khoảng cách giữa hai lần hiến máu toàn phần tối thiểu 12 tuần, hiến thành phần máu cách tối thiểu 3 tuần.
bao nhiêu tuổi được hiến máu 2 Người hiến máu cần đảm bảo thực sự khỏe mạnh và không mắc bệnh lây truyền qua đường máu

Lưu ý gì khi hiến máu tình nguyện?

Bạn đã biết độ tuổi phù hợp để hiến máu sau những giải đáp bao nhiêu tuổi được hiến máu kể trên. Thông tin dưới đây là những lưu ý trước, trong và sau khi hiến máu.

Trước khi hiến máu

Vài ngày trước khi hiến máu, bạn nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này đảm bảo trạng thái thể chất và tinh thất tốt nhất cho việc hiến máu. Bạn hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ hoặc các chất kích thích, rượu bia. Không nên thức khuya, căng thẳng tinh thần dễ làm tăng áp lực bơm máu lên não. Bạn lưu ý về việc ăn sáng trước khi hiến máu, không được nhịn đói.

Trong khi hiến máu

Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần trong quá trình y bác sĩ lấy máu và lưu dẫn máu về túi bảo quản. Chớ quá lo lắng, sợ hãi vì tâm trạng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong lúc hiến máu. Bạn có thể trò chuyện với ai đó hoặc nghe bản nhạc yêu thích để thấy thoải mái hơn. Hãy thông báo tới nhân viên y tế nếu có biểu hiện bất thường như: Chóng mặt, vã mồ hôi, buồn nôn, bủn rủn người.

Sau khi hiến máu

Ấn nhẹ miếng bông giữ vết kim tiêm lấy máu sau khi rút ra, đợi đến khi không có máu chảy thì bỏ miếng bông đi. Nếu thấy máu vẫn chảy, bạn thông báo tới nhân viên y tế để được hỗ trợ. Ăn bánh ngọt, uống nước ấm pha đường hoặc sữa sau khi hiến máu sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Khi về nhà, nếu vị trí lấy máu bị bầm tím hoặc đau thì bạn chườm lạnh 2 ngày đầu, chườm ấm những ngày sau đó.

bao nhiêu tuổi được hiến máu 3 Có thể ăn bánh bích quy và uống sữa sau khi hiến máu xong

Chế độ ăn uống, sinh hoạt sau khi hiến máu

Cơ thể cần một khoảng thời gian để phục hồi lại sau khi hiến máu. Bạn nên ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, vận động thể thao mạnh hoặc thức quá khuya. Để bổ máu, bạn tăng cường các thực phẩm giàu sắt và protein cung cấp năng lượng. Thực phẩm tốt cho máu có thể kể đến như: trứng gà, gan, thịt bò, sữa, cà rốt, cà chua, quả bơ, măng cụt, rau lá xanh đậm.

Bạn tham khảo bổ sung thêm các thực phẩm chức năng nhóm vitamin và khoáng chất như: Sắt, kẽm, magie, vitamin E, vitamin C. Để tránh bị mất máu và giảm khả năng hấp thụ, bạn không nên ăn các loại thực phẩm dưới đây:

  • Trái cây chưa chín hẳn vì chúng chứa tanin gây cản trở khả năng hấp thụ sắt có nguồn gốc từ thực vật.
  • Thực phẩm chứa gluten như yến mạch, lúa mì. Gluten ngăn cản hấp thụ folate và sắt gây thiếu máu.
  • Tránh ăn thực phẩm giàu canxi hoặc uống canxi. Canxi khiến cơ thể không hấp thụ được sắt.
  • Tuyệt đối không uống rượu bia trong tuần đầu sau hiến máu. Tránh uống cà phê, trà vì chúng chứa caffeine, tannin cản trở hấp thụ sắt.

Bạn nên tham khảo thêm các thông tin về việc hiến máu xong ăn gì để có chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khỏe nhanh nhất nhé!

Bài viết đã giải đáp cụ thể bao nhiêu tuổi được hiến máu. Hiến máu vừa giúp ích cho cộng đồng, vừa giúp cải thiện sức khỏe của chính người hiến máu. Nếu đủ 18 tuổi trở lên và có sức khỏe tốt, bạn có thể tham gia hiến máu nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin