Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bật mí các cách trị phồng chân hiệu quả và những lưu ý cần biết khi điều trị

Ngày 23/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phồng chân là tình trạng chân bị sưng do tích tụ chất lỏng trong các mô mềm. Đây là tình trạng phổ biến và thường không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó có thể gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các cách trị phồng chân hiệu quả kèm theo những thông tin lưu ý cần biết khi điều trị. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết!

Phồng chân là gì?

Rộp da hay còn gọi là phồng rộp, là các vết phồng trên da chứa chất lỏng với kích thước đa dạng, từ nhỏ như đầu kim cho đến lớn hơn 1,3 cm. Rộp da thường xuất hiện nhất ở vùng gót chân và lòng bàn chân, nhưng cũng có thể xảy ra trên các ngón tay khi bị phồng rộp hoặc tay phồng do lái xe không mang găng tay bảo vệ. Thường phồng rộp chân sẽ gây đau, khó khăn cho việc vận động, đi lại.

Bật mí các cách trị phồng chân hiệu quả và những lưu ý cần biết khi điều trị 1

Phồng chân gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Triệu chứng khi bị phồng chân

Các dấu hiệu và triệu chứng của rộp da bao gồm các vùng da bị tấy đỏ và gây ra cảm giác nóng rát, đau và ngứa. Tuy nhiên, ngoài những triệu chứng này, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác. 

Trong hầu hết các trường hợp, các chỗ rộp sẽ tự lành sau 3-7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ da liễu khi bạn gặp các triệu chứng sau đây

  • Chỗ rộp khiến bạn cảm thấy vô cùng đau đớn, da bị phồng rộp đau rát.
  • Các nốt phồng rộp liên tục quay trở lại.
  • Khi bạn nghĩ rằng nốt rộp của mình bị nhiễm trùng, dấu hiệu các nốt rộp bị nhiễm trùng sẽ có mủ màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể gây đau, tấy đỏ và nóng. Đừng bỏ qua các chỗ rộp này, bởi chúng có thể là nguyên nhân gây bệnh chốc lở và các biến chứng khác, chẳng hạn như viêm tế bào hoặc nhiễm trùng máu.
  • Nếu rộp da xuất hiện sau khi làn da bị cháy nắng, bỏng nặng, bỏng nước hoặc bạn cho rằng chúng là các phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với hoá chất hoặc các chất khác, hãy gặp ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng phồng chân khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tình trạng phồng rộp của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây phồng chân

Phồng rộp chân thường do quần áo hoặc dụng cụ thể thao cọ xát lên da trong thời gian dài, khiến tầng trên cùng của da bị tách khỏi tầng đáy và các chất lỏng sẽ lấp đầy vị trí này.

Khi bạn thay đổi cách tập luyện hoặc sử dụng các dụng cụ tập luyện, giày vận động không phù hợp, không vừa vặn có thể gây phồng rộp. 

Một số yếu tố khác bao gồm da ẩm, chân bẹt, và các bệnh như viêm tấy ở kẽ ngón chân cái và ngón chân quặp xuống.

Phồng rộp chân cũng có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Viêm thần kinh ngoại biên, xơ vữa động mạch chi dưới hay gặp ở người lớn tuổi, hút thuốc lá, suy tĩnh mạch chi dưới, viêm khớp bàn chân;
  • Nhiễm nấm da;
  • Nhiễm virus da giai đoạn đầu…
Bật mí các cách trị phồng chân hiệu quả và những lưu ý cần biết khi điều trị 3 Giày quá chật cũng có thể gây phồng chân

Các cách trị phồng chân hiệu quả

Các cách trị phồng chân dưới đây với mục đích chủ yếu là giảm đau, ngăn các nốt rộp lan rộng và tránh nhiễm trùng.

  • Những nốt rộp nhỏ không bị vỡ thường sẽ không gây đau đớn vì vậy bạn có thể để yên và che lại bằng băng dán, không băng quá chật.
  • Khi nốt rộp bị vỡ nhẹ hoặc có lỗ nhỏ, hãy đặt băng cá nhân lên và vuốt phẳng vùng da nhạy cảm phía dưới nhẹ nhàng tránh làm vỡ nốt phồng. 
  • Trường hợp nốt phồng ở chân bị vỡ ra, hãy vệ sinh vùng da bằng xà phòng và nước ấm sau đó bôi các sản phẩm có chứa kháng sinh để ngăn nhiễm trùng ví dụ như polymyxin B hoặc bacitracin hoặc thuốc mỡ rồi băng vô trùng.

Nếu vết phồng chân quá lớn và gây đau, bạn cần phải làm vỡ nó để lấy hết chất dịch bên trong ra ngoài, chỉ làm vỡ khi cần thiết vì việc làm vỡ nốt phồng sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Để thực hiện việc này, đầu tiên bạn rửa sạch vùng da bị phồng rộp vệ sinh tay và kim với cồn sát khuẩn, sau đó dùng kim đâm một lỗ nhỏ gần mép vết phồng và cho chất dịch bên trong chảy ra nhẹ nhàng. Tiếp theo bạn rửa sạch vùng da đó và lau khô, dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi và băng lại bằng gạc sạch hay băng keo cá nhân.

Bật mí các cách trị phồng chân hiệu quả và những lưu ý cần biết khi điều trị 3

Vệ sinh vùng da bằng xà phòng và nước ấm để tránh nhiễm trùng

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên giúp các nốt phồng chân nhanh chóng dịu cảm giác đau:

  • Sử dụng nha đam: Nha đam có đặc tính kháng viêm, giảm sưng tấy nên có thể giúp giảm phồng chân. Bạn lấy gel nha đam đặt trên nốt phồng và giữ một thời gian cho chúng khô, sau đó rửa lại với nước.
  • Sử dụng muối Epsom: Giúp làm khô và ráo nước các nốt phồng chân bằng cách thêm 1 -2 muỗng muối Epsom vào bồn tắm hoặc chậu ngâm chân, bạn hãy thư giãn và ngâm chân trong 15 phút. Sau đó lau khô và có thể thoa thêm 1 lớp kem dưỡng ẩm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả.
  • Tinh dầu trà xanh: Tinh dầu trà xanh ngoài tính kháng khuẩn cao còn có tính săn se giúp nhanh lành vết thương. Pha loãng một phần tinh dầu trà xanh với nước theo tỉ lệ 1:3, dùng bông thấm hỗn hợp và thoa lên vị trí phồng chân, giữ khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch. Thực hiện 2 hoặc 3 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt với tình trạng phồng chân của bạn.

Lưu ý: Đối với những trường hợp phồng chân do bệnh lý gây nên hoặc phồng chân nặng ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng vận động của bạn, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời, hiệu quả.

Những thói quen giúp phòng ngừa phồng chân

Một số thói quen hằng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa phồng chân:

  • Sử dụng phấn để giữ chân luôn khô ráo, giúp ngăn ngừa phồng rộp bằng cách giảm độ ẩm và cọ xát.
  • Mang vớ khi đi giày tránh tình trạng da cọ xát trực tiếp với giày dễ gây phồng rộp.
  • Mang vớ khi đi giày hạn chế da cọ xát trực tiếp với giày.
  • Chọn giày thoải mái và vừa vặn để bạn cảm thấy thoải mái khi mang và vận động.
  • Khi các nốt phồng rộp vẫn chưa lành hẳn tránh mang giày hoặc tham gia các hoạt động nặng.
  • Xoa bóp chân với lanolin (chất béo chiết xuất từ lông cừu) mỗi tối trong vòng một tháng trước khi tham gia các hoạt động đi bộ hoặc chạy lớn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về các cách trị phồng chân. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn đọc có thể áp dụng để trị phồng chân dứt điểm, an toàn và hiệu quả.

Ngọc Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm