Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các triệu chứng của các bệnh về xương khớp như đau nhức, cứng khớp, đi lại khó khăn gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy các bệnh về xương khớp thường gặp là những bệnh nào?
Người bị các bệnh cơ xương khớp ban đầu thường chủ quan khi gặp những triệu chứng nhẹ, chỉ đến khi không chịu nỗi cơn đau mới đi khám. Để tránh trường hợp tổn thương hệ thống xương khớp để lại nhiều di chứng nguy hiểm, bạn cần hiểu rõ các bệnh về xương khớp thường gặp, từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Bệnh cơ xương khớp là khi chức năng của hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng và thần kinh trở nên suy yếu. Người bệnh gặp triệu chứng đau, khó di chuyển, gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Có 200 loại bệnh về cơ xương khớp, được chia thành 2 nhóm chính gồm:
Sau đây là các bệnh về xương khớp phổ biến mà nhiều người gặp phải:
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp xảy ra khi có sự tổn thương ở phần sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp, dẫn đến các phản ứng viêm và gây tràn dịch khớp.
Lý do phổ biến của thoái hóa khớp là tuổi tác và một số yếu tố khác như di truyền, béo phì, chấn thương thường xuyên tại khớp, tai nạn lao động, tai nạn thể thao, các bệnh lý viêm khớp như gout, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp…
Triệu chứng khi bị thoái hóa khớp gồm:
Thoát vị đĩa đệm cột sống là do lớp nhân nhầy ở đĩa đệm tràn ra bên ngoài, gây áp lực lên các dây thần kinh, gây ra bệnh rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra nhất ở vùng đốt sống cử động nhiều và chịu lực, do đó thoát vị thường xảy ra vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.
Những yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm lão hóa, ngồi lâu, bưng vác đồ nặng và tình trạng thừa cân – béo phì.
Triệu chứng của bệnh gồm:
Người bị đau thần kinh tọa sẽ đau lan từ vùng mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Những nguyên nhân gây bệnh gồm: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống và một số nguyên nhân khác là chấn thương, viêm…
Bệnh gout xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến hình thành và lắng đọng tinh thể urat ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể như da, khớp, tim, thận…, gây ra các đợt viêm khớp đột ngột với triệu chứng nóng, đỏ, sưng và đau dữ dội tại các khớp trong vài ngày, sau đó tự khỏi.
Các khớp thường bị ảnh hưởng do bệnh gout là khớp gối, khớp bàn - ngón chân, khớp cổ chân. Bệnh gout gây biến dạng và phá hủy các khớp, làm tàn phế, suy tim và suy thận.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm nhiều khớp và có thể ảnh hưởng lên các cơ quan ngoài khớp. Người bệnh bị sưng, nóng, đau và hạn chế vận động tại các khớp ở bàn tay, thường bị hai bên.
Ngoài ra, người bệnh thường bị cứng khớp vào buổi sáng hơn 30 phút. Khi bệnh tiến triển nặng, khớp ở bàn tay bị biến dạng, hạn chế vận động và sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, trong giai đoạn trễ, viêm khớp dạng thấp còn gây ra những triệu chứng ngoài khớp như xuất hiện các nốt dưới da, khô miệng, khô mắt, ảnh hưởng lên tim, phổi…và có thể gây tử vong.
Viêm gân và viêm điểm bám gân là các bệnh về xương khớp thường gặp. Một số gân và điểm bám gân hay bị viêm như viêm cân gan chân, viêm gân gót, viêm gân cơ chân ngỗng, viêm gân cơ chóp xoay, viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài và lồi cầu trong xương cánh tay…
Người bệnh bị đau và hạn chế vận động ở những vị trí như đau vùng cánh tay, đau vùng vai, đau vùng gót chân, đau vùng gối…
Loãng xương do giảm khối lượng và chất lượng của xương, làm giảm mật độ xương, dù chỉ với chấn thương nhẹ cũng làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng mà diễn biến âm thầm. Người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh khi có biến chứng như biến dạng vùng cột sống (gù, vẹo, giảm chiều cao), gãy xương.
Loãng xương gây gãy xương có thể gây chèn ép tủy sống làm bệnh nhân bị mất cảm giác và yếu liệt hai chân, rối loạn đi tiêu, đi tiểu và cần nhập viện cấp cứu.
Tai nạn khi luyện tập, vận động, di chuyển hàng ngày có thể tác động tới hệ cơ xương khớp, gây đau nhức. Chấn thương có thể gây triệu chứng nhẹ như đau không đặc hiệu do căng cơ hay triệu chứng nặng như dập cơ, bong gân hay đứt gân, đứt dây chằng hoặc gãy xương.
Chấn thương gây gãy xương có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như chèn ép tủy sống, tổn thương mạch máu làm mất máu nhiều…
Phần lớn các bệnh về xương khớp rất khó điều trị dứt điểm, thậm chí có trường hợp phải can thiệp phẫu thuật. Vì thế, bạn nên có biện pháp phòng ngừa sau đây để không mắc phải căn bệnh này:
Sau khi đọc bài viết "Các bệnh về xương khớp thường gặp", bạn đã có đầy đủ thông tin cần thiết. Khi gặp một trong những triệu chứng của các bệnh cơ xương khớp, hãy đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.