Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khí hư ra nhiều như bã đậu là tình trạng chị em phụ nữ dễ gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân và liệu có cách để chữa trị tại nhà hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp ích cho bạn.
Tình trạng của khí hư có thể giúp ta biết được sức khỏe của vùng âm đạo có tốt hay không. Khí hư ra nhiều như bã đậu chính là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm nhiễm âm đạo. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể chuyển biến nặng, dẫn tới viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng..., ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản sau này.
Khí hư là một loại dịch tiết ra từ âm đạo và cổ tử cung. Trong những trường hợp bình thường, trong âm đạo của phụ nữ sẽ luôn có một lượng dịch nhờn nhất định. Nó được sản sinh bởi tuyến yên và có vai trò duy trì độ ẩm cho âm đạo, cân bằng độ pH, hỗ trợ hoạt động tình dục dễ dàng hơn và bảo vệ âm đạo khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Trong điều kiện bình thường, khí hư có các đặc điểm sau:
Người bệnh nên cẩn thận khi dịch tiết ra nhiều và bị vón như bã đậu, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng viêm nhiễm vùng kín.
Khi khí hư ra nhiều và vón cục như bã đậu, màu trắng như sữa, có mùi hôi khó chịu, sủi bọt hoặc đóng cặn thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo, là một bệnh lý phụ khoa thường gặp. Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ từng bị viêm nhiễm vùng kín, nguyên nhân gây viêm âm đạo chủ yếu là do nấm men Candida, một loại nấm có trên da, vùng miệng, đường tiêu hóa và vùng sinh dục của con người.
Ngoài triệu chứng khí hư như bã đậu, có thể còn các dấu hiệu khác như:
Khí hư tiết ra nhiều như bã đậu, có mùi hôi khó chịu, gây ngứa, rát âm đạo khiến chị em bất an, ảnh hưởng tâm lý và cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt tình trạng viêm nhiễm vùng kín nếu không được điều trị triệt để, nấm men sẽ lây lan lên hệ thống sinh dục, gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm lộ tuyến, viêm vùng chậu, viêm tử cung…, dẫn đến vô sinh và hiến muộn. Nếu bà bầu bị viêm âm đạo sẽ làm tăng tình trạng sảy thai, sinh non…
Nấm men Candida có thể sống trong môi trường ẩm ướt trên da người, trong miệng, trong ruột hoặc trong âm đạo của phụ nữ. Thông thường, nấm men Candida tồn tại trong âm đạo mà không gây hại. Chúng duy trì số lượng ổn định, chung sống với các vi khuẩn có lợi và có hại khác. Khi môi trường pH của âm đạo bị xáo trộn, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, mất đi nhiều vi khuẩn tốt, nấm men có thể phát triển nhanh chóng và gây viêm nhiễm.
Các điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ nấm Candida phát triển bao gồm:
Khi phát hiện tình trạng khí hư ra nhiều, sủi bọt hoặc đóng cặn như bã đậu, kèm theo triệu chứng ngứa, rát khi quan hệ tình dục thì chị em nên chủ động đến bệnh viện để khám. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm độ pH…, để xác định mầm bệnh là vi khuẩn, nấm hay tạp khuẩn và lập ra phương án điều trị tốt nhất.
Thông thường, nhiễm trùng âm đạo được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh uống, viêm đặt âm đạo và kem trị nấm để tiêu diệt tế bào nấm men gây hại. Khoảng thời gian điều trị thường kéo dài 7 đến 14 ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thực hiện đúng lời dặn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, không tự ý ngưng thuốc, không tự ý đổi thuốc khác...
Nếu lây từ chồng thì điều trị đồng thời cả hai vợ chồng và tránh không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
Tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, tăng cường sức đề kháng để duy trì môi trường pH âm đạo ổn định bằng cách đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay, đặc biệt là đường, ăn rau xanh, trái cây giàu vitamin C…
Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích, ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày, thường xuyên vận động thể dục thể thao, cân bằng giữa chế độ nghỉ ngơi và làm việc để giảm căng thẳng.
Chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày. Bạn nên rửa vùng âm đạo từ trước ra sau để tránh vi khuẩn di chuyển từ trực tràng vào âm đạo, khi đi tiểu phải lau sạch bằng giấy vệ sinh, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
Bạn nên mặc quần áo, quần lót rộng rãi, thoáng khí, chất liệu phải co giãn và thoát mồ hôi tốt và cần thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt.
Bạn không nên ngâm mình trong nước bẩn và cần phải vệ sinh bồn tắm sạch sẽ sau khi sử dụng cũng như chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp với lứa tuổi và cơ địa.
Trên đây là một vài thông tin về cách chữa khí hư bã đậu tại nhà. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được về căn bệnh này và có thể có những biện pháp chữa trị và phòng ngừa tốt nhất. Hãy thăm khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường và điều trị kịp thời nhé.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.