Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách chữa sâu răng hàm trở thành một hot search trên khắp các nền tảng xã hội. Khi mà hiện tượng bệnh lý này ngày càng tăng lên và bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Vậy đâu sẽ là một giải pháp hữu hiệu và tối ưu nhất cho người đang tìm kiếm vấn đề này?
Sâu răng hàm không đơn giản chỉ là những cơn đau nhức mà bạn vẫn nghĩ. Bởi đó là nhóm răng đảm nhiệm vai trò ăn nhai chính. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ trở thành nguy cơ hàng đầu dẫn đến mất răng hoàn toàn. Vì thế “bỏ túi” cho mình cách chữa sâu răng hàm hiệu quả là điều vô cùng cần thiết.
Sâu răng hàm là hiện tượng răng bị tổn thương bởi sự tấn công xâm nhập của vi khuẩn, làm phá hủy các mô răng thật. Chúng sẽ tiêu hóa lượng đường có trong thức ăn đồ uống hằng ngày mà bạn tiêu thụ. Axit được sinh ra sẽ từ từ phá vỡ men răng và gây nên các lỗ hổng.
Đối với răng hàm bị sâu, sẽ xuất hiện những lỗ đen li ti trên bề mặt răng và quanh thân răng. Lâu dần, tình trạng này sẽ ngày một lan rộng với độ sâu hơn trước. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức, ê buốt răng và những phản ứng kích thích khi ăn các đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Điều mà chúng ta thường chủ quan lại chính là nguyên nhân lớn nhất khiến răng hàm bị sâu. Đó chính là thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng chưa thực sự tốt. Bởi răng hàm là một vị trí không thuận lợi trong việc vệ sinh. Điều này tạo nên một môi trường siêu lý tưởng để vi khuẩn có thể phát triển và hoạt động.
Theo đó, trên bề mặt răng sẽ dần tích tụ thành các mảng bám, nơi mà vi khuẩn sẽ phát sinh gây bệnh. Những mảng bám này có thể cứng lại và tạo thành cao răng, được xem là tấm khiên che chở cho vi khuẩn được tự do hoạt động bên trong.
Bên cạnh đó, do phải hoạt động nhiều nên lớp men bảo vệ bên ngoài răng hàm sẽ dễ dàng bị bào mòn. Lúc này, lớp acid này sẽ tiếp tục ăn mòn tới ngà răng, tác động trực tiếp đến dây thần kinh gây nên tình trạng đau nhức.
Khi bị sâu răng hàm, chúng ta thường rơi vào tâm lý chủ quan coi thường. Thời gian dài không thăm khám điều trị sớm nên răng hàm lúc đến gặp bác sĩ thường là ở tình trạng rất nặng. Không nên để tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy điều trị sớm để răng được chăm sóc bởi đội ngũ nha khoa chuyên nghiệp nhé!
Nếu không có cách chữa sâu răng hàm kịp thời, bạn sẽ có thể đối mặt với các vấn đề về sức khỏe nguy hiểm hơn. Đặc biệt là khi răng hàm bị sâu vào tới tủy, nơi mở đường cho các chất dinh dưỡng đi vào răng. Cho nên, tủy bị viêm nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây ra áp xe răng, viêm xương hàm… và tệ nhất có thể không giữ được răng.
Lúc bạn nhận ra răng hàm sâu bởi các dấu hiệu bên ngoài, điều này đồng nghĩa với việc tình trạng răng của bạn đã chuyển sang nghiêm trọng hơn. Bởi thế, lời khuyên ở đây là hãy quan tâm nhiều hơn đến hàm răng của bạn và đừng chần chừ nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường nhé!
Khi đến thăm khám, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chụp X-quang để quan sát các dấu hiệu bị sâu và mức độ nghiêm trọng của nó. Sau đó, sẽ tùy từng tình trạng sâu bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa sâu răng hàm bằng các phương pháp phù hợp.
Đối với các trường hợp bị sâu răng hàm, các bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc kháng sinh. Để làm giảm các triệu chứng tạo nên do viêm và nhiễm trùng. Có nhiều loại thuốc kháng sinh và mỗi loại đều mang một chức năng khác biệt nhau.
Các loại kháng sinh thường được khuyên dùng như: Amoxicillin, tetracyclin, doxycyclin, spiramycin… kết hợp với metronidazol. Hoặc kết hợp với thuốc kháng sinh họ beta lactam với metronidazol và sử dụng thêm các loại vitamin như C, A, B3, B2…
Phương pháp này thường chỉ được áp dụng ở giai đoạn răng vừa mới bị sâu. Lúc này, điều trị bằng Florua là một phương pháp tối ưu để phục hồi men răng. Florua sẽ được dùng tại chỗ bằng cách dùng bàn chải, bông gòn bôi trực tiếp gel bọt hoặc vani lên răng. Thời gian xử lý nhanh chóng thường chỉ mất một vài phút.
Trám răng là một phương pháp điều trị khá quen thuộc. Theo đó, các nha sĩ sẽ sử dụng các vật liệu nha khoa để lấp đầy lỗ hổng do sâu răng gây ra. Tùy vào mức độ nặng của răng mà sẽ lựa chọn trám thông thường hoặc thẩm mỹ.
Nếu phải sử dụng phương pháp này thường là bạn đã rơi vào giai đoạn răng bị sâu rất nặng. Lúc này, bác sĩ sẽ gây tê và mở tủy để tiến hành quá trình làm sạch răng. Sau đó, sẽ dùng dụng cụ để tạo dạng ống tủy, cuối cùng là trám bít lại lỗ hổng đó.
Nếu như không có điều kiện để đến các phòng khám chuyên khoa, bạn cũng có thể tự điều trị răng sâu tại nhà. Nhưng thường những phương pháp này bạn chỉ nên áp dụng khi tình trạng còn nhẹ. Một số cách khắc phục tình trạng sâu răng hàm tại nhà mà bạn có thể tham khảo sau:
Từ xa xưa, lá ổi đã được xem là một nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên ít ai biết rằng, chữa sâu răng hàm cũng là một thế mạnh của lá ổi. Bởi vị chát và trong nó có chứa astringents, một hợp chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Bạn chỉ cần lấy một nắm lá ổi tầm 5 - 7 lá, sau đó đem giã nát với muối và nước ấm. Sau đó, hãy dùng tăm bông để bôi hỗn hợp này vào vùng răng bị sâu.
Cũng tương tự như lá ổi, lá trầu không cũng là một nguyên liệu dễ dàng kiếm được. Nhờ tính ấm, vị cay, khả năng kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng tốt mà lá trầu không được dùng nhiều trong bài thuốc chữa sâu răng.
Gừng và tỏi là hai gia vị không thể thiếu trong gian bếp của gia đình bạn. Trong gừng có chứa các chất như men zingibain, tecpen, oleoresin… những chất có tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Sử dụng kết hợp với tỏi có thể khắc phục hiệu quả, ngăn ngừa và giảm được tình trạng sâu răng.
Bạc hà là một loại lá có đặc tính sát khuẩn cao, gây tê và giảm đau rất hiệu quả. Vì thế mà lá này thường được sử dụng trong nhiều loại kem đánh răng mà bạn thường đánh. Khi bị sâu răng hàm, bạn sử dụng lá bạc hà ngâm với nước sôi và dùng để súc miệng hằng ngày.
Mong rằng với bài viết này, bạn đã có thể bỏ túi được cho mình những cách chữa sâu răng hàm phù hợp nhất. Đừng quên chăm sóc răng miệng thật tốt và thường xuyên kiểm tra chúng thật cẩn thận nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.