Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sâu răng hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 29/10/2022
Kích thước chữ

Sâu răng là bệnh lý phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ do chưa có có thói quen chăm sóc răng miệng chỉn chu, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc mất nhiều chi phí điều trị nếu không phát hiện sớm. Vậy làm thế nào để biết có sâu răng hàm không và điều trị sâu răng như thế nào?

Cấu trúc bộ răng của người trưởng thành gồm 28 răng, 14 răng trên một hàm không kể răng khôn. Mỗi hàm gồm 4 răng hàm hay còn gọi là răng cối có chức năng chính là nhai, nghiền nát thức ăn.

Do đó răng hàm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của con người. Sâu răng hàm có thể gây khó chịu cho người bệnh đồng thời có thể để lại nhiều biến chứng cho sức khỏe. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm là điều cần thiết.

Cấu trúc giải phẫu của răng

Mỗi răng bao gồm một thân răng, một chân răng và một cổ răng là chỗ nối giữa thân và chân răng. Thân răng được bọc quanh bởi một lớp men răng cứng dày khoảng 1.5mm, còn chân răng được bao bọc bằng chất xi măng mỏng hơi vàng. Dưới men răng và lớp xi măng là lớp ngà răng vây quanh ổ tủy.

Bộ răng sữa gồm 20 chiếc, mọc trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 30 tháng tuổi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong thời gian từ 6 tới 12 tuổi. Răng hàm là những răng to nhất trong hàm răng, thường có 4 - 5 mấu ở mặt nhai.

Răng hàm là răng to nhất của hàm răng Cấu trúc của răng hàm như thế nào?

Các nguyên nhân gây sâu răng hàm

Vệ sinh răng miệng kém

Việc đánh răng ít nhất 2 lần một ngày sau ăn là rất cần thiết để loại bỏ mảng bám trên răng – nơi tích tụ của các loại vi khuẩn.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ không đánh răng do chưa hiểu hết về vấn đề răng miệng hoặc cảm thấy không thoải mái khi có kem đánh răng trong miệng. Do đó, răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, dẫn đến các vấn đề về sâu răng đặc biệt là sâu kẽ. Vì vậy cần có sự hướng dẫn và quan sát của người lớn để có thể xây dựng được tinh thần tự giác của trẻ.

Ăn đồ ngọt, bánh kẹo

Thực phẩm chứa nhiều đường như sữa, bánh, kẹo… dễ bám vào bề mặt răng và đường cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó các loại nước ngọt có ga chứa nhiều axit có thể gây mòn lớp men răng dễ khiến răng bị sâu.

Viêm, tụt lợi

Ở người già, người có tuổi, tình trạng tụt lợi xảy ra thường xuyên, làm lộ cổ chân răng, chân răng nơi chỉ có lớp bảo vệ tủy mỏng hơn thân răng, dễ trở thành nơi tấn công của các loại vi khuẩn.

Các nguyên nhân khác

Các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến răng bị tiếp xúc nhiều với axit dạ dày làm răng bị ăn mòn, dẫn đến sâu răng.

Nguyên nhân gây sâu răng hàm Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây sâu răng

Các dấu hiệu của sâu răng

Sâu răng là tình trạng tổn thương, mất mô cứng của răng do bị hủy khoáng bởi các vi khuẩn tích tụ tại mảng bám trên răng.

  • Thấy lỗ sâu trên thân răng: Có thể quan sát lỗ sâu trên các bề mặt của răng. Thường có màu đen, mắc thức ăn. Khi lấy hết các vụn thức ăn có thể thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.
  • Buốt răng khi bị kích thích: với các tác nhân như đồ quá nóng hoặc quá lạnh, do răng mất lớp bảo vệ bên ngoài là men răng, ngà răng. Các tác nhân có thể tác động trực tiếp đến tủy răng gây cảm giác đau buốt, khó chịu. Cảm giác này thường kéo dài lâu hơn bình thường.
  • Hôi miệng: Sự gia tăng của vi khuẩn do thức ăn tích tụ lâu ngày trong lỗ sâu răng gây ra mùi hôi miệng. Có thể hết tạm thời khi đánh răng hoặc xúc miệng nhưng không thể hết hoàn toàn nếu không được xử lý nguyên nhân.
  • Đau răng khi ăn nhai: cũng tương tự như buốt răng, khi nhai hoặc tác động vật lý như đánh răng qua răng sâu có thể tác động đến tủy tăng gây cảm giác đau chói.

Điều trị sâu răng hàm như thế nào?

Tùy từng mức độ, giai đoạn tổn thương của sâu răng mà có các kế hoạch điều trị cụ thể khác nhau từ đơn giản như hàn răng, trám răng cho đến nhổ bỏ răng sâu.

Điều trị sâu răng hàm ở từng giai đoạn Các giai đoạn của sâu răng hàm

Sâu men răng

Thường gặp ở hố, rãnh mặt nhai răng hàm, rìa vết trám răng cũ. Thay đổi có thể quan sát được bằng mắt thường khi thấy men răng trắc đục chuyển thành màu nâu vàng.

Trong trường hợp này, điều trị cơ bản là vệ sinh răng miệng. Để phục hồi lớp men răng đã bị tổn thương thưởng sử dụng biện pháp Flour, bằng cách bôi tại chỗ Floorua lên tổn thương hoặc dùng nước súc miệng hoặc cho vào khay và giữ trong vài phút. Sau khi dùng biện pháp này, yêu cầu người bệnh không súc miệng, ăn nhai trong ít nhất 30 phút.

Nếu trẻ có nguy cơ sâu răng cao (do thói quen vệ sinh hoặc ăn đồ ngọt nhiều) có thể được chỉ định trám răng dự phòng.

Sâu ngà răng

Sâu ngà răng là tổn thương vượt qua lớp men răng, tiến triển đến lớp ngà. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau mỗi khi ăn nhai hoặc gặp tác nhân kích thích như lanh, chua, ngọt… Nhưng khi loại bỏ kích thích thì hết đau.

Chỉ định thường được áp dụng trong trường hợp này là trám răng. Nha sĩ sẽ làm sạch lỗ sâu cẩn thận, phần sâu sẽ được trám với các chất liệu như composite, sứ, GIC (Glass ionomer Cement)… Sau đó sẽ xử lý mặt trám để vừa với khớp cắn không gây cộm, khó chịu cho người bệnh.

Viêm tủy, chết tủy răng

Viêm tủy có tổn thương lan đến tủy răng gây đau nhức dữ dội kể cả khi nghỉ ngơi, đau tăng lên về đêm. Cơn đau này có thể tự phát hoặc do kích thích và kéo dài ngay cả khi không còn kích thích nữa. Đặc trưng của giai đoạn chết tủy là tủy bị hoại tử dẫn đến hơi thở có mùi hôi đặc trứng. người bệnh thương không có cảm giác đau kể cả khi có kích thích.

Chữa tủy răng là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Nha sĩ sẽ gây tê sau đó mở buồng tủy, làm sạch ống tủy và tạo hình lại. Sau đó sẽ lấp đầy ống tủy bằng các vật liệu chuyên dụng để trám ống tủy. Phần thân răng cũng sẽ được tạo hình lại để phục hồi tối đa chức năng và thẩm mỹ của răng.

Chữa tuỷ răng: phương pháp điều trị sâu răng hàm Chữa tủy răng là phương pháp điều trị phổ biến

Trên đây là những thông tin về sâu răng hàm mà mọi người có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên có thể đem lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Chúc bạn đọc thật khỏe mạnh và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin về sức khỏe mới nhất nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin