Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bật mí những nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ em

Ngày 19/09/2022
Kích thước chữ

Hệ tiêu hóa của trẻ em thường chưa được phát triển khỏe mạnh như người trưởng thành nên nếu ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, các bé sẽ rất dễ gặp phải tình trạng táo bón. Trẻ đi ngoài phân cứng, to gây đau đớn cho trẻ, tình trạng táo bón kéo dài sẽ có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và chậm lớn. 

Táo bón lâu ngày làm trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các bé con. Tình trạng này có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm hiểu những lý do phổ biến dẫn đến táo bón ở trẻ em và các biện pháp điều trị hiệu quả nhé!

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Tình trạng táo bón có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, việc xác định đúng nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sẽ giúp bố mẹ áp dụng được phương pháp điều trị bệnh và chăm sóc bé hiệu quả nhất.

Dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân phổ biến nhất, chiến hơn 95% những lý do dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ.

  • Chế độ ăn nghèo chất xơ: Khẩu phần ăn nhiều đạm động vật nhưng lại thiếu những loại rau củ quả để bổ sung chất xơ thì khả năng bé bị táo bón cũng rất cao.
  • Uống không đủ nước: Trẻ ít uống nước sẽ khiến phân trở nên rắn, đặc hơn, khó lưu thông nên lưu lại ở đại tràng lâu hơn và gây nên tình trạng táo bón.
  • Dùng sữa công thức: Với trẻ nhỏ, nếu tỷ lệ các thành phần đạm, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt,... trong sữa không hợp lý hoặc pha sữa không đúng cách cũng có thể là là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón.

Bật mí những nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ em 1

Chế độ ăn nghèo chất xơ dễ làm trẻ bị táo bón

Bệnh lý

Tình trạng bé đi ngoài khó khăn, phân rắn, to cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý đường tiêu hóa.

  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trẻ nhỏ khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ho,... thường được bố mẹ cho sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này khi đi vào hệ tiêu hóa không chỉ loại trừ vi khuẩn có tiêu diệt cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng vi sinh, loạn khuẩn đường ruột và dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ.
  • Cơ thành bụng yếu: Cơ thành bụng sẽ thực hiện chức năng điều hòa nhu động ruột, góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Nếu cơ thành bụng của bé hoạt động yếu, phản xạ tống phân ra ngoài kém đi và lâu dần sẽ đến tình trạng táo bón.
  • Phình đại tràng bẩm sinh: Đây là một dạng bệnh lý bẩm sinh khiến cho một đoạn của đại tràng không co bóp hoặc co bóp yếu hơn, làm chất thải tiêu hóa bị ứ đọng. Phân không ra vừa gây táo bón vừa tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột ở trẻ.

Bật mí những nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ em 2

Trẻ bị táo bón có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý

Trẻ ít vận động

Vì cuộc sống bận rộn ngày nay mà một số bậc phụ huynh thường cho bé ngồi một chỗ để chơi game, xem tivi hoặc học bài mà ít vận động, chạy nhảy chơi đùa hay luyện tập thể dục thể thao. Điều này sẽ khiến cho cơ thành bụng của bé yếu đi, nhu động ruột kém, hiệu quả tiêu hóa giảm sút và dẫn đến táo bón ở trẻ. Tình trạng táo bón càng nghiêm trọng hơn vào mùa đông vì bé lười vận động hơn khi thời tiết lạnh.

Bật mí những nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ em 3

Trẻ ít vận động sẽ làm cơ thành bụng của bé yếu đi

Trẻ nhịn đi đại tiện

Thói quen nhịn đi đại tiện cũng là nguyên nhân thường gặp ở những trẻ bị táo bón. Có thể là do tâm lý xấu hổ, mải chơi nên quên đi vệ sinh mà rất nhiều bé nhịn đi ngoài. Phân ở trong ruột càng lâu thì lúc sau bé đi ngoài sẽ càng khó khăn. Nếu thói quen này không được loại bỏ thì nguy cơ trẻ bị táo bón lâu dài sẽ rất cao.

Cách điều trị táo bón hiệu quả cho trẻ

Từ những nguyên nhân kể trên, bố mẹ có thể biết được các biện pháp điều trị nào hiệu quả nhất cho bé con.

  • Cho bé uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, nhất là sau khi thức dậy, mẹ hãy khuyến khích bé uống một cốc nước ấm để hạn chế các triệu chứng táo bón.
  • Xây dựng chế độ ăn với nhiều rau xanh, hoa quả chẳng hạn như mồng tơi, rau khoai, đu đủ, bưởi, cam,... Những loại thực phẩm này vừa cung cấp chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, vừa bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho trẻ nhỏ.
  • Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, nhắc nhở bé đi ngoài ngay khi mắc, không nhịn.
  • Massage bụng nhẹ nhàng cho bé để kích thích nhu động ruột của trẻ.

Ngoài các biện pháp chăm sóc hằng ngày, bố mẹ cũng có thể cho bé sử dụng bột nhuận tràng Buona PEGinpol để cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Đây là dạng bột pha hỗn dịch có khả năng làm mềm phân, tăng khả năng nhu động đại tràng và giúp bé đi ngoài dễ dàng theo cơ chế sinh lý tự nhiên của cơ thể. Sản phẩm an toàn, có vị cam dễ uống, đem lại hiệu quả nhanh chỉ sau 3 đến 6 ngày sử dụng và không bị giảm công dụng khi dùng nhiều lần nên sẽ hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ nhỏ rất tốt.

Bật mí những nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ em 4

Bột nhuận tràng Buona PEGinpol cải thiện tình trạng táo bón 

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em, khiến trẻ đau đớn khi đi ngoài, nếu để lâu không điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng khác. Dựa trên các nguyên nhân mà nhà thuốc Long Châu liệt kê ở trên, hy vọng quý phụ huynh sẽ có những điều chỉnh thích hợp để bảo vệ sức khỏe bé con nhà mình nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.