Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bầu ăn táo được không? Ăn táo thế nào tốt nhất cho mẹ bầu?

Ngày 23/12/2022
Kích thước chữ

Trái cây luôn là nguồn bổ sung dinh dưỡng lý tưởng cho các bà bầu. Nhưng trước khi ăn trái cây, các mẹ bầu cần lựa chọn thật kỹ để bảo vệ sức khỏe và tránh gây hại cho thai nhi. Vậy bầu ăn táo được không?

Với những người bình thường, táo là một trong những loại trái cây được yêu thích nhất và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất. Nhưng liệu đây có phải loại trái cây tốt cho bà bầu? Trong bài viết này Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bầu ăn táo được không?

Bầu ăn táo được không?

Với câu hỏi này, các chuyên gia dinh dưỡng trả lời rằng hoàn toàn có thể. Bà bầu không những có thể ăn táo mà còn nên ăn táo bởi những lợi ích của táo với sức khỏe bà bầu như:

Bổ sung năng lượng tức thì

Nhu cầu năng lượng của bà bầu tăng thêm 360 kcal/ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ và con số này là 475 kcal/ngày trong những tháng sau đó. Vì vậy các bà bầu thường xuyên có cảm giác đói và cần bổ sung năng lượng thường xuyên để tránh bị hạ đường huyết, hoa mắt, chóng mặt.

Trái táo cung cấp năng lượng tức thì nhờ các loại đường đơn như glucose, fructose và sucrose sẽ được hấp thụ vào máu nhanh chóng. Đây thực sự là một món ăn vặt, một bữa phụ lành mạnh hơn nhiều so với các loại bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn khó tiêu khác.

Giảm triệu chứng táo bón

Trong trái táo chứa một lượng chất xơ dồi dào gồm cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan pectin. Chất xơ giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng táo bón thường gặp ở mẹ bầu. Chất xơ giúp hệ lợi khuẩn đường ruột phát triển tốt, cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho mẹ bầu. 

bầu ăn táo được không 1
Nhiều thai phụ chưa biết bầu ăn táo được không?

Hỗ trợ ngăn ngừa chứng thiếu máu thai kỳ

Theo thống kê có đến gần 37% bà bầu thiếu máu khi mang thai. Sắt là một khoáng chất quan trọng góp mặt trong thành phần dinh dưỡng của táo. Sắt giúp tăng huyết sắc tố trong máu, giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Từ đó có thể phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nhẹ cân hoặc sinh non.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong táo có chất chống oxy hóa quercetin và vitamin C đều có tác dụng tăng cường đề kháng. Nhờ đó mẹ bầu giảm hẳn ốm vặt trong quá trình mang thai. Điều này vô cùng cần thiết bị bà bầu cần hạn chế uống các loại thuốc chữa bệnh.

Kiểm soát cân nặng

Polyphenol thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo nên giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, không bị tăng cân quá nhiều khi mang thai.

Bảo vệ tim mạch

Ăn táo thường xuyên giúp tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu, phòng ngừa bệnh cao huyết áp khi mang thai và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Trong táo đỏ có chứa nhiều chất xơ, vitamin, magie giúp cân bằng lượng đường, giảm mỡ máu, hỗ trợ quá trình tuần hoàn tim mạch được tốt hơn. Những dưỡng chất này còn giúp giảm nguy cơ đau tim và giúp tim đập đều, hạn chế nguy cơ mắc bệnh về tim.

Giảm nguy cơ bị hen suyễn, dị ứng

Ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, táo còn giúp cho các em bé khi sinh ra giảm bớt được yếu tố dị ứng về da khi sớm được hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa.

Theo một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, những em bé mà có mẹ ăn táo trong thời gian thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn những bé mà mẹ không có thói quen này. Có được điều này là do chất chống oxy hóa có trong táo không chỉ giúp tăng cường sức đề khánh cho mẹ mà còn tạo tiền đề cho cả sức khỏe của bé.

bầu ăn táo được không 2
Ăn táo tốt cho cả mẹ bầu bà thai nhi

Bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn táo được không?

Bầu ăn táo được không? Câu trả lời là có. Nhưng với những bà bầu đang bị tiểu đường thai kỳ thì sao? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù một trái táo cung cấp lượng carbs khá cao và cũng chứa nhiều đường, nhưng mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ vẫn có thể ăn táo với lượng thích hợp. Lý do là:

  • Một trái táo cỡ trung bình có thể cung cấp 25 gam carbs có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Nhưng táo lại chứa nhiều chất xơ, giúp quá trình hấp thu carbs chậm lại và đường huyết không bị tăng đột ngột.
  • Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy trong trái táo chứa nhiều hợp chất thực vật có thể giảm tình trạng kháng insulin, tăng độ nhạy insulin. Hợp chất polyphenol kích thích tuyến tụy giải phóng insulin. Thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy người ăn táo mỗi ngày có thể giảm đến 28% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
  • Nhiều chất chống oxy hóa trong trái táo cực hữu ích trong quá trình kiểm soát đường huyết. Điển hình như quercetin, phlorizin làm chậm quá trình hấp thụ carbs. Acid chlorogenic giúp đường được chuyển hóa hiệu quả. Anthocyanins làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Với những lý do trên, ngay cả khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể ăn táo nhưng chỉ nên ăn 1 trái mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để ăn táo là ăn vào bữa phụ, cách bữa chính 1 - 2 tiếng. Mỗi lần ăn mẹ nên chia nhỏ lượng táo để tránh làm tăng đường huyết đột ngột. 

bầu ăn táo được không 3 Tiểu đường thai kỳ vẫn ăn được táo với lượng vừa phải

Bầu cần lưu ý gì khi ăn táo?

Ngoài tìm hiểu bầu ăn táo được không, các thai phụ cũng cần lưu ý những điều dưới đây khi ăn táo:

  • Trong táo có các acid hữu cơ tự nhiên có thể làm tăng tiết acid dạ dày. Nếu ăn táo trước khi đi ngủ dễ gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến giấc ngủ. 
  • Bà bầu nên ăn táo nguyên miếng thai vì uống nước ép táo. Nước ép táo hàm lượng đường cao hơn nhưng lại ít chất xơ, dễ gây tăng cân và tăng đường huyết.
  • Táo xanh có hàm lượng calo và đường thấp hơn nên sẽ tốt hơn cho những mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao. Có một loại táo mà mẹ bầu cần tránh là táo mèo - loại táo có vị chua chát rất hợp khẩu vị của bà bầu ốm nghén. Trong thành phần của loại táo này có chất kích thích tử cung co bóp, làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Một số thực phẩm không nên ăn chung với trái táo như hải sản, thịt ngỗng, củ cải trắng, đậu xanh. Khi ăn táo bà bầu cũng nên bỏ lõi và hạt.
  • Nếu bà bầu đang bị cảm mạo, có cơ thể hàn lạnh, bị băng huyết, thể trạng yếu cũng không nên ăn táo, nhất là táo có vị chua. 

Bầu ăn táo được không là thắc mắc của nhiều thai phụ. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu đã tìm thấy câu trả lời cho chính mình. Dù táo mang nhiều lợi ích với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, các mẹ cũng nhớ ăn với một lượng vừa đủ thôi nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin