Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bé bị côn trùng cắn sưng mắt có thể gây nên một số hiện tượng phản ứng dị ứng toàn thân điển hình như nổi mề đay, sưng phù nề và co thắt phế quản. Bên cạnh đó có thể xuất hiện các biểu hiện khác gây nguy hiểm. Vậy khi bé bị côn trùng cắn sưng mắt các bố mẹ nên làm gì?
Việc bị côn trùng cắn vào mắt tưởng chừng chỉ gây sưng đỏ, ngứa ngáy. Tuy nhiên nếu bạn không biết cách xử lý và kéo dài tình trạng này có thể gây nên những ảnh hưởng khá nghiêm trọng cho bé. Vậy khi bé bị côn trùng cắn sưng mắt bạn cần xử lý như thế nào?
Tùy thuộc vào từng loại côn trùng khác nhau mà các triệu chứng sẽ dần khác nhau. Thông thường khi côn trùng cắn và đốt sẽ được chia thành 2 loại chính đó chính là loại có độc tố và loại không chứa các độc tố sâu bên trong vết cắn.
Trẻ sẽ có các biểu hiện điển hình như cảm thấy châm chích, đau và sưng tấy đỏ các chỗ bị chích điển hình như vùng mắt sẽ gây nên sưng mắt. Bên cạnh đó có thể kèm theo cảm giác nhói, phản ứng dị ứng trầm trọng gây sốc phản vệ trong các trường hợp trẻ dị ứng với nọc độc của côn trùng đó. Ngoài ra một số loại côn trùng sẽ gây cho trẻ bị phù nề, khó thở và dần nổi các nốt ngứa phát ban.
Đối với nhóm côn trùng không chứa chất gây độc thì trẻ sẽ có các biểu hiện sau khi bị cắn như ngứa nhiều kèm theo cảm giác khó chịu có cường độ cao như nổi sẩn mề đay. Thế nhưng thông thường thì khi trẻ bị côn trùng cắn sẽ thường gặp những biểu hiện chung sau:
Mắt được biết đến là một phần khá quan trọng và nếu xảy ra một vài những sai sót nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt của trẻ. Vì thế nên bố mẹ cần phải cẩn thận trong việc xử lý các vết thương và cần điều trị nhanh chóng tránh gây ra nhiễm trùng khi bé bị côn trùng cắn vào vùng mắt.
Nó có thể gây nên một số hậu quả nghiêm trọng điển hình như:
Khi trẻ bị côn trùng bay vào mắt phải làm sao? Dưới đây là một số cách thức Nhà Thuốc Long Châu giúp bạn xử lý vết thương khi bị côn trùng cắn vào mắt.
Các phụ huynh có thể sử dụng kẹp nhỏ, tăm bông và dụng cụ y tế để nhẹ nhàng lấy côn trùng ra khỏi khu vực vết đối. Tuyệt đối không tự ý bối, vỗ và đập mạnh côn trùng vì có thể lúc này vòi của côn trùng đang cắm sâu vào da của trẻ. Việc tác động này sẽ làm cho nọc độc hoặc nước bọt của côn trùng sẽ ăn sâu vào da và dần lan rộng ra gây tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.
Mắt là một trong những vị trí rất quan trọng vì thế nên các bố mẹ không nên dùng xà phòng, nước muối hay nước chanh để vệ sinh. Các phụ huynh cần lấy khăn bông hoặc bông tăm thấm nước sạch và dần nhẹ nhàng làm sạch khu vực vết cắn.
Sau khi đã tiến hành vệ sinh và xử lý sạch sẽ các bố mẹ nên tiến hành đưa bé đến khám bác sĩ để có thể đưa ra được cách thức điều trị hiệu quả và phù hợp, nhất là khi bé bị ong đốt, kiến cắn, rệp cắn,...
Cần đưa bé đến với cơ sở y tế gần nhất để được xử lý, tránh các vết đốt lan rộng và gây nguy hiểm đến mắt về sau. Các bố mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các điều trị để bác sĩ có thể tư vấn rõ ràng về tình trạng của vết đốt và tùy theo thể trạng và cơ địa của bé.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của về vấn đề bé bị côn trùng cắn sưng mắt nên làm thế nào. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích và biết cách xử lý tình huống khi bé bị côn trùng cắn vào mắt.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.