Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh cảm cúm lây qua đường nào? Cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả

Ngày 28/07/2022
Kích thước chữ

Cảm cúm là một trong những loại bệnh có thể gặp ở hầu hết mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Do đó, bất kì ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này với mọi thời điểm trong năm. Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm virus bệnh cúm từ người này sang người khác cũng khá cao. Việc nắm được thông tin các đường lây của virus cảm cúm sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt hơn. 

Vậy cảm cúm lây qua những đường nào? Cách phòng ngừa nào là hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé. 

Sơ lược về bệnh cảm cúm 

Cảm cúm là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm virus thông qua đường hô hấp. Đa số các bệnh nhân bị cảm cúm đều tự khỏi sau một thời gian, tùy nhiên, đối với những trường hợp nặng thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt nguy cơ tử vong sẽ cao hơn đối với những trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ sơ sinh vì những đối tượng này có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu nên khả năng chống chọi virus thường khó khăn hơn.
  • Những người cao tuổi, độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.
  • Những người có sức đề kháng yếu.
  • Phụ nữ vừa sinh con được 2 tuần hoặc phụ nữ đang mang thai.
  • Những người thừa cân, chỉ số cơ thể vượt mức cho phép, BMI>40.
  • Người mắc các bệnh mãn tính như thận, hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, gan,...

Đa phần các bệnh nhân mắc bệnh cảm cúm sẽ có triệu chứng mệt mỏi, sổ mũi, đau nhức cơ thể, hắt xì, ho, sốt cao,... Các biểu hiện này sẽ kéo dài khoảng 1-2 tuần và tự khỏi. Các bệnh nhân thường chủ quan khi mắc bệnh nên khiến cho khả năng lây nhiễm ngày càng tăng cao, ẩn chứa nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Bệnh cảm cúm lây qua đường nào và cách phòng ngừa hiệu quả 1

Cảm cúm là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm virus thông qua đường hô hấp

Cảm cúm lây qua những đường nào?

Virus gây cảm cúm có thể tồn tại trong không khí và khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Do đó, mọi người cần chủ động phòng tránh và ngăn chặn nguồn lây nhiễm cho người khác. Vậy cảm cúm lây qua đường nào là chủ yếu?

Lây nhiễm gián tiếp qua đồ vật

Dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, ly uống nước, khăn, bàn chải đánh răng,... cũng sẽ khiến lây nhiễm virus cảm cúm. Khi bệnh nhân hắt xì hoặc ho sẽ khiến nước bọt văng ra ngoài, bám lên đồ vật xung quanh. Nếu bạn chạm phải các đồ vật đó và để tay lên miệng, mũi thì nguy cơ bị virus xâm nhập và tấn công rất cao. Virus gây ra bệnh cảm cúm có thể tồn tại trong không khí tận 48 giờ nên mọi người cần chủ động để ngăn chặn nguồn lây. 

Lây nhiễm qua đường hô hấp

Một triệu chứng phổ biến của cảm cúm là ho và hắt xì. Khi đó sẽ tạo điều kiện cho virus trong cơ thể bắn ra theo tuyến nước bọt. Virus cảm cúm có thể phát tán rộng trong không khí với bán kính khoảng 2m. Chính vì thế, khi nói chuyện hay tiếp xúc gần với người bệnh bị cảm cúm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. 

Bệnh cảm cúm có thể xuất hiện bất kỳ mùa nào trong năm, tuy nhiên với mùa đông lạnh, thời tiết ẩm ướt sẽ tạo điều kiện tốt cho virus phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, các triệu chứng như đau nhức, sổ mũi cũng sẽ bị nặng hơn vào mùa lạnh vì trong không khí ẩm thường chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy khi trời trở lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể và ngăn chặn mọi nguồn lây để hạn chế khả năng bị bệnh.

Bệnh cảm cúm lây qua đường nào và cách phòng ngừa hiệu quả 2

Ho và hắc xì sẽ khiến virus trong cơ thể bắn ra theo tuyến nước bọt

Phòng ngừa bệnh cảm cúm

Bên cạnh việc tìm hiểu cảm cúm lây qua đường nào thì mọi người cũng cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng những triệu chứng gây ra của bệnh cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đặc biệt những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già và trẻ em thì cần chú trọng đến sức khỏe. 

Mặc dù việc ngăn chặn nguồn lây nhiễm không loại bỏ hoàn toàn được virus cúm nhưng nó là một phương pháp hiệu quả và giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Một số biện pháp hạn chế lây nhiễm virus cảm cúm như:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước sạch: Khi rửa tay bằng nước sẽ khó loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn tồn tại trên tay. Do đó, việc rửa tay đúng cách với dung dịch nước rửa tay hoặc xà phòng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước rửa tay dạng gel ở những nơi công cộng.
  • Khi hắt xì hoặc ho cần phải che mũi và miệng: Để giảm thiểu sự lây lan, hạn chế nước bọt bắn ra ngoài không khí, bạn nên sử dụng khăn giấy để che mũi, miệng khi ho. Trong trường hợp không có khăn giấy thì bạn nên ho hoặc hắt xì vào vùng bên trong khuỷu tay.
  • Hạn chế tụ tập những nơi đông người. Nếu phải tiếp xúc với nhiều người hay tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, bạn cần đeo khẩu trang để bảo vệ cho chính mình. Sử dụng Khẩu Trang Jomi N95 4D sẽ giúp bạn ngăn chặn các giọt bắn, ngăn tới hơn 99% vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra với 04 lớp vải không dệt cao cấp kết hợp với màng lọc Micro Filter, sản phẩm này còn giúp ngăn tia UV với chỉ số UPF 40, lọc không khí ô nhiễm và chặn > 95% các bụi hạt PM 2.5. Với thiết kế thanh nẹp mũi chắc chắn, dễ dàng điều chỉnh ôm sát mũi nhưng vẫn rất dễ thở, dây đeo tai thun co giãn, che kín mũi, miệng nên ngăn chặn virus cảm cúm rất tốt.

Bệnh cảm cúm lây qua đường nào và cách phòng ngừa hiệu quả 3

Khẩu Trang Jomi N95 4D giúp lọc không khí ô nhiễm, ngăn virus

Bệnh cảm cúm tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, suy giảm sức khoẻ và khả năng học tập, làm việc giảm sút. Vì vậy hạn chế khả năng lây nhiễm, bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây hại từ môi trường nói chung và cảm cúm nói riêng và rất cần thiết.

Hy vọng với những thông tin hữu ích Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi cảm cúm lây qua đường nào. Bên cạnh đó, Nhà thuốc còn đưa ra một số biện pháp phòng ngừa khá hữu ích, bạn có thể áp dụng nhé. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin