Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe/
  4. Dịch bệnh

Mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện?

Phượng Hằng

06/02/2025
Kích thước chữ

Cúm mùa là một bệnh lý truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, do nhiều chủng virus khác nhau gây ra. Các loại virus cúm thường gặp ở người được phân thành ba nhóm chính: A, B và C. Trong đó, cúm A là loại phổ biến nhất, có khả năng lây lan mạnh và dễ bùng phát thành dịch lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Bệnh cúm thường gây ra các triệu chứng như sốt cao, ho, đau họng, mệt mỏi và đau nhức toàn thân. Vậy, mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện? Để giải đáp thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện để tránh biến chứng nguy hiểm? Đây là vấn đề nhiều người quan tâm, đặc biệt trong những giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường có thể tự khỏi sau vài ngày, nhưng ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm sẽ giúp người bệnh có hướng xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro.

Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và biến chứng của bệnh cúm

Trước khi tìm hiểu mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện thì chúng ta cần biết nguyên nhân và con đường lây nhiễm bệnh cúm để có thể xử lý kịp thời khi không may mắc phải:

Nguyên nhân mắc bệnh cúm

Cúm mùa do virus thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, được chia thành ba nhóm chính:

  • Cúm A: Chủ yếu lây lan ở cả người và động vật, dễ bùng phát thành dịch lớn và có khả năng gây biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như các chủng H1N1, H3N2.
  • Cúm B: Chỉ lây nhiễm ở người, thường có mức độ nhẹ hơn so với cúm A nhưng vẫn có thể gây thành dịch nhỏ.
  • Cúm C: Hiếm gặp hơn và thường chỉ gây bệnh nhẹ, không có nguy cơ tạo thành dịch lớn.
Mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện? 1
Bệnh cúm là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn thế giới

Ngoài ra, bệnh cúm cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn thế giới, thường gia tăng mạnh vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi.

Con đường lây truyền cúm

Sau đây là con đường lây nhiễm của bệnh cúm:

  • Lây qua giọt bắn: Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, virus cúm có thể phát tán ra không khí dưới dạng các giọt bắn nhỏ, lây sang người xung quanh.
  • Tiếp xúc trực tiếp: Việc chạm vào bề mặt, đồ vật có chứa virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Môi trường đông đúc, kém thông thoáng: Những nơi đông người, không gian kín hoặc ít lưu thông không khí sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm do virus có thể tồn tại lâu hơn trong môi trường.

Hiểu rõ các con đường lây nhiễm của cúm sẽ giúp mỗi người có biện pháp phòng tránh hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như cộng đồng.

Một số triệu chứng và biến chứng của bệnh cúm

Sau thời gian ủ bệnh từ 1 - 4 ngày, người mắc cúm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình:

  • Toàn thân: Sốt cao (thường trên 38°C), cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ và khớp..
  • Đường hô hấp: Ho khan, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
  • Triệu chứng khác: Nhức đầu, đau mắt, đôi khi buồn nôn hoặc tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Thông thường, các triệu chứng của cúm kéo dài khoảng 3 - 7 ngày, tuy nhiên, tình trạng ho và cảm giác mệt mỏi có thể tiếp diễn trong vài tuần sau khi bệnh thuyên giảm.

Mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện? 2
Tình trạng ho và cảm giác mệt mỏi có thể tiếp diễn vài tuần khi mắc bệnh cúm

Mặc dù cúm mùa thường lành tính, một số trường hợp có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh lý mạn tính. Viêm phổi là biến chứng phổ biến và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến cúm. Ngoài ra, bệnh còn có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai giữa hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh nền như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh tim mạch. Trong những trường hợp hiếm gặp, cúm có thể gây viêm não hoặc viêm cơ tim, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện?

Mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện? Câu trả lời là khi bị bệnh cúm, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao liên tục trên 3 ngày, khó thở, đau tức ngực, môi và đầu ngón tay tím tái. Những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.

Bệnh cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn tạo gánh nặng đáng kể lên hệ thống y tế, đặc biệt trong thời điểm dịch bùng phát. Việc chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng và tử vong mà còn góp phần hạn chế thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.

Mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện? 3
Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao liên tục trên 3 ngày cần nhập viện ngay lập tức

Mách bạn một số phương pháp phòng ngừa bệnh cúm

Việc phòng ngừa cúm mùa không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin cúm. Vắc xin này được cập nhật hàng năm để đối phó với các chủng virus mới. Những đối tượng cần được ưu tiên tiêm gồm trẻ em trên 6 tháng tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh lý nền.

Bên cạnh việc tiêm vắc xin, thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách là một biện pháp quan trọng. Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đồng thời che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay sẽ giảm thiểu sự lây lan của virus. Hạn chế tiếp xúc tay với mặt, mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch.

Ngoài ra, việc tránh tiếp xúc với người bệnh và ở nhà khi có triệu chứng cúm sẽ giúp hạn chế sự lây truyền trong cộng đồng. Cải thiện môi trường sống bằng cách giữ không gian thoáng đãng, sạch sẽ và giữ ấm cơ thể trong mùa đông cũng là những biện pháp phòng bệnh quan trọng.

Mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện? 4
Nên thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để chủ động phòng ngừa bệnh cúm

Mong rằng với những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn đọc biết được mắc bệnh cúm khi nào cần nhập viện. Tóm lại, cúm mùa là một bệnh lý thường gặp nhưng có thể phòng ngừa và kiểm soát một cách hiệu quả. Việc tiêm vắc xin định kỳ, duy trì thói quen vệ sinh cá nhân đúng cách và tiếp cận điều trị kịp thời là những yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Mỗi người cần nâng cao ý thức và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống cúm mùa, từ đó giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh cúm, bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, đảm bảo chất lượng và hiệu quả phòng bệnh cao. Với đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, quy trình tiêm chủng tại Long Châu được thực hiện nhẹ nhàng, ít đau, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Hệ thống lưu trữ vắc xin đạt chuẩn GSP, giúp bảo quản vắc xin trong điều kiện tốt nhất. Để đặt lịch hẹn, quý khách vui lòng liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua số hotline miễn phí 1800 6928.

Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/benh-cum-khi-nao-can-nhap-vien-169250204102845489.htm

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin