Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sổ mũi ho có đờm ở người lớn do nguyên nhân nào và cách phòng tránh

Ngày 13/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sổ mũi ho có đờm là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các triệu chứng này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Nếu ho và sổ mũi kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cũng như sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu này ở bài viết dưới nhé.

Ho có đờm và sổ mũi ở người lớn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy các bệnh lý đó là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào?

Sổ mũi ho có đờm là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Khi dịch nhầy trong họng tiết ra nhiều ở vùng mũi và họng, người bệnh sẽ cảm thấy nghẹt mũi, có gì đó vướng ở cổ họng gây ngứa và ho. Vào ban ngày có thể dễ thở hơn so với ban đêm, vì có thể khạc nhổ đờm ra ngoài. Còn ban đêm khi nằm dịch nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng gây khó thở, ho cũng nhiều hơn. Dưới đây là những nguyên nhân gây sổ mũi, ho có đờm:

Hệ thống miễn dịch yếu

Những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém rất dễ bị sổ mũi và ho. Ngược lại, nếu bạn có hệ miễn dịch tốt và sức đề kháng mạnh thì cơ thể sẽ được bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vì vậy, những người bị sổ mũi, ho dai dẳng, nhất là người cao tuổi cần chú ý đi khám sức khỏe định kỳ, chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập.

Sổ mũi ho có đờm ở người lớn do nguyên nhân nào và tránh phòng tránh 1 Hệ thống miễn dịch yếu khiến cơ thể không có đủ sức đề kháng nên dễ mắc bệnh

Bị lây nhiễm từ những người mắc bệnh lý về đường hô hấp

Ở người khỏe mạnh nếu tiếp xúc gần với người bệnh mắc bệnh lao, hen suyễn,… cũng có thể dẫn đến ho và sổ mũi. Khi người mắc bệnh khạc nhổ, hắt hơi hay nói chuyện virus gây bệnh sẽ thâm nhập vào người đối diện thông qua tia bắn của nước bọt, không khí. Do đó, người bị nhiễm virus có các biểu hiện như ho khan, ho có đờm, sổ mũi cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.

Ngoài ra, người bệnh có sẵn các bệnh lý về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm họng,… cũng sẽ ho có đờm, sổ mũi.

Nhiễm virus

Virus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh sổ mũi và ho. Loại vi rút gây bệnh mà chúng ta thường tìm thấy đó là virus cảm lạnh Rhinovirus. Chúng sẽ phát triển và tồn tại lâu dài trong điều kiện thời tiết lạnh. Khi virus này xâm nhập vào cơ thể gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa, ho, đau họng,... Tuy nhiên, bệnh có thể khỏi nhanh chóng trong vòng một tuần nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Sổ mũi ho có đờm ở người lớn do nguyên nhân nào và tránh phòng tránh 2 Sổ mũi ho có đờm thường do virus, vi khuẩn cảm lạnh, cảm cúm gây nên

Sổ mũi ho có đờm ở người lớn có nguy hiểm không?

Ho kèm theo sổ mũi là triệu chứng ít nguy hiểm, nếu được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, sổ mũi và ho dai dẳng không khỏi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như:

Viêm tai giữa: Chảy nước mũi và ho dai dẳng có thể khiến người bệnh bị viêm tai giữa do virus tấn công sau màng nhĩ, ứ đọng dịch. Kết quả là bệnh nhân thường cảm thấy đau trong tai và rỉ dịch từ tai. Điều tồi tệ hơn, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến thính giác.

Bệnh hen suyễn: Chảy nước mũi và ho dai dẳng cũng có thể khiến các cơn hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.

Các bệnh lý khác: Sổ mũi và ho dai dẳng còn gây ra các biến chứng bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi,… Tất cả các bệnh này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các phòng tránh ho có đờm và sổ mũi ở người lớn

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, điều này giúp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, đeo khẩu trang sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
  • Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi từ ngoài về: Ngăn vi khuẩn, virus và chất bẩn xâm nhập vào miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm loãng đờm. Nhờ đó, người bệnh giảm bớt cảm giác ngứa cổ họng.
  • Đảm bảo giữ ấm cho cơ thể: Giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi trời trở lạnh. Người bị ho, sổ mũi muốn ra ngoài cần mặc áo ấm, che chắn cẩn thận, nhất là vùng cổ họng.
  • Hạn chế thuốc lá, rượu bia: Đây là một trong những nguy cơ khiến các triệu chứng như sổ mũi, ho kéo dài không khỏi.
  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Bạn nên chú ý bổ sung nhiều vitamin và chất xơ. Đồng thời hạn chế ăn cay, đồ ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ,… vì những đồ ăn này gây kích ứng vùng vòm họng. Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian lành tính từ các nguyên liệu tự nhiên để hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể tăng cường miễn dịch để có đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, tránh làm việc hay thức khuya để cơ thể được thư giãn thoải mái nhất có thể.
Sổ mũi ho có đờm ở người lớn do nguyên nhân nào và tránh phòng tránh 3 Rửa tay bằng xà phòng là cách phòng ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tay

Sổ mũi ho có đờm không phải là dấu hiệu quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Nếu triệu chứng này kéo dài lâu ngày không khỏi thì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý khác nên bạn cần lưu ý. Khám sức khỏe định kỳ và đến ngay cơ sở y tế nếu phát hiện có triệu chứng bất thường.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Hô hấp