Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không?

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh Chlamydia có thể được xem là “căn bệnh thầm lặng" vì có khoảng 50 - 70% người nhiễm bệnh không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt. Vậy bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Bênh Chlamydia là một căn bệnh lây lan qua đường tình dục, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng vô sinh, khó sinh. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bệnh lý nên nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh Chlamydia là gì?

Bệnh Chlamydia do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra và là một trong những bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến. Những người mắc bệnh Chlamydia thường sẽ không có các biểu hiện bệnh lý rõ rệt trong giai đoạn đầu. Vì vậy mà có rất nhiều người không phát hiện ra bản thân đang nhiễm bệnh. Tuy nhiên, Chlamydia có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sinh sản nghiêm trọng về sau.

Nếu bạn có đời sống tình dục không lành mạnh hay quan hệ tình dục không an toàn với người mà bạn nghi ngờ đã mắc bệnh tình dục, hãy nhanh chóng làm xét nghiệm Chlamydia và các bệnh tình dục khác. Tốt nhất bạn nên làm xét nghiệm mỗi khi bạn nghi ngờ bản thân đã bị mình phơi nhiễm.

Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không? 1Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không?

Bệnh Chlamydia cũng có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ bầu không may nhiễm Chlamydia trong thai kỳ thì có thể truyền bệnh cho trẻ sơ sinh.

Một vài trường hợp hiếm gặp khác là bạn có thể mắc Chlamydia ở mắt do mắt tiếp xúc với miệng hoặc bộ phận sinh dục của người nhiễm bệnh.

Con đường lây lan của bệnh Chlamydia

Vi khuẩn Chlamydia tăng trưởng, phát triển và sinh sản với tốc độ chóng mặt. Con đường lây lan trực tiếp của chủng vi khuẩn này chủ yếu là qua đường tình dục như đường âm đạo, hậu môn. Số lượng bạn tình tỉ lệ thuận với nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, như đã nói ở trên, Chlamydia cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.

Một số con đường lây lan gián tiếp khác của vi khuẩn Chlamydia như là:

  • Vi khuẩn tồn tại trong các vật dụng cá nhân như khăn, quần lót, khăn giấy bẩn… Nếu như dùng chung các vật dụng thì người bệnh có thể bị nhiễm bệnh.
  • Bị nhiễm bệnh từ nguồn nước. Đây là con đường hiếm khi xảy ra. Thông thường, trường hợp chỉ xảy ra ở những khu vực sống ô nhiễm, nguồn nước bẩn, điều kiện bảo vệ sinh kém.
Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không? 2Quan hệ tình dục không an toàn có thế khiến bản thân mắc các bệnh tình dục

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Chlamydia

Ai có sinh hoạt tình dục đều có thể bị nhiễm bệnh Chlamydia. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Những người quan hệ tình dục mà không an toàn, không sử dụng bao cao su.
  • Người có nhiều bạn tình thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao.
  • Người mắc bệnh STDs khác hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
  • Phụ nữ đang mang thai những có sinh hoạt tình dục sớm và bảo vệ vùng kín.
  • Người có khuynh hướng quan hệ tình dục đồng tính nhưng không đảm bảo an toàn.

Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không?

Đa số bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Chlamydia đều hoang mang không biết bệnh chlamydia có chữa khỏi được không. Thực tế, nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm Chlamydia thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh cho bạn. Bạn sẽ dùng một liều azithromycin hoặc doxycycline 2 lần mỗi ngày, từ 7 – 14 ngày dù có hoặc không bị nhiễm HIV.

Tình trạng nhiễm trùng sẽ dần hết trong khoảng 1 tuần kể từ ngày bạn bắt đầu điều trị. Ngoài ra, cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 7 ngày cho đến khi uống hết thuốc, không được tự ý ngừng thuốc dù cho bạn cảm thấy khỏe hơn.

Ngoài ra, bạn tình của bệnh nhân cũng được khuyến khích nên điều trị để ngăn ngừa tái nhiễm và lây lan.

Nếu nữ giới bị nhiễm Chlamydia nghiêm trọng, chẳng hạn như dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, bệnh nhân nữ có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc nhập viện để được chuyên gia tiêm tĩnh mạch thuốc kháng sinh. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng vùng chậu nặng phải được phẫu thuật ngoài liệu pháp kháng sinh.

Bạn nên kiểm tra lại tình trạng bệnh lý sau 3 tháng để chắc chắn virus gay bệnh đã biến mất, dù cho bạn tình của bạn đã được điều trị và không bị nhiễm trùng.

Nếu bạn không điều trị bệnh chlamydia thì sao?

Nếu bạn không điều trị nếu phát hiện bản thân nhiễm Chlamydia, bạn sẽ có nguy cơ mắc một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ: Nếu không điều trị bệnh Chlamydia, chúng sẽ dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, từ đó gây tổn thương ống dẫn trứng, thậm chí gây vô sinh. Ngoài ra, nhiễm Chlamydia mà không được điều trị kịp thời cũng có thể làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Hơn nữa, bệnh này cũng có thể gây sinh non, nhiễm trùng truyền từ mẹ sang con trong khi sinh, dẫn đến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mắt, mù lòa hoặc viêm phổi.
  • Nam giới: Chlamydia có thể gây ra viêm niệu đạo không do lậu, nhiễm trùng niệu đạo, viêm mào tinh hoàn hoặc dẫn đến viêm trực tràng.
Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không? 3Thai ngoài tử cung là một trong những hệ lụy khi không điều trị nhiễm Chlamydia sớm

Biện pháp phòng ngừa bệnh Chlamydia

Để phòng ngừa bị nhiễm Chlamydia, bạn nên:

  • Quan hệ tình dục đúng cách. dùng bao cao su mỗi khi quan hệ.
  • Giới hạn số lượng bạn tình, xây dựng đời sống tình dục lành mạnh.

Nếu nghĩ rằng bản thân đã bị nhiễm bệnh, bạn không nên tiếp tục quan hệ tình dục mà cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng nào như tiết dịch, tiểu rát, đau hoặc phát ban bất thường, bạn nên ngừng quan hệ tình dục và nhanh chóng đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm chlamydia hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác, bạn nên thông báo cho bạn tình gần đây của mình để họ cũng nhanh chóng đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.

Bệnh Chlamydia thường xảy ra nhưng không có triệu chứng rõ rệt, nên người bị nhiễm bệnh sẽ không thể nào phát hiện bệnh lý ngày từ đầu mà chỉ có thể phát giác khi bệnh chuyển sang giai đoạn cấp tính. Từ đó dẫn đến hoang mang rằng “bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không?”. Hy vọng qua bài viết trên, quý đọc giả đã có câu trả lời phù hợp và biết cách xử lý nếu không may bản thân mắc bệnh lý này.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:bệnh tình dục