Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Thị Nhung
Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Bệnh do Chlamydia là một căn bệnh nhiễm xạ lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Tỉ lệ mắc bệnh 50-70% người mắc không có triệu chứng rõ ràng. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như vô sinh.
Nhiễm Chlamydia có thể gây bệnh cho nhiều hệ cơ quan, bao gồm cả đường sinh dục. Chlamydia là các vi khuẩn Gram âm nội bào bắt buộc, thường lây nhiễm các tế bào biểu mô vảy. Chúng bao gồm các chi Chlamydia (nổi bật là loài Chlamydia trachomatis) và Chlamydophila (Chlamydia pneumoniae và Chlamydia psittaci).
C. trachomatis được phân biệt thành 18 serovars (biến thể huyết thanh học) trên cơ sở các xét nghiệm kháng thể đơn dòng. Các serovars này có liên quan đến các bệnh lý khác nhau, như sau:
Nhiễm C. trachomatis ảnh hưởng đến cổ tử cung, niệu đạo, hố chậu, tử cung, vòm họng và mào tinh hoàn; đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn (STD) phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ.
Nhiễm C. trachomatis cũng gây ra các bệnh khác, bao gồm viêm kết mạc, viêm phổi hoặc viêm phổi kẽ, hội chứng viêm phổi cấp (ở trẻ sinh ra qua đường âm đạo từ mẹ bị nhiễm), hội chứng Fitz-Hugh-Curtis và bệnh mắt hột (nguyên nhân hàng đầu thế giới gây mù lòa).
Nhiễm C. pneumoniae lây lan qua dịch đường hô hấp và gây ra viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
Nhiễm C. psittaci lây lan qua phân chim và giọt bắn khi hắt hơi, gây ra bệnh Psittacosis (bệnh sốt vẹt).
Nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis
Giai đoạn đầu thường gây ra ít hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng. Ngay cả khi các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra, chúng thường nhẹ nên dễ bị bỏ qua.
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm Chlamydia trachomatis có thể bao gồm:
Nhiễm khuẩn Chlamydia pneumoniae
Vi khuẩn thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, mức độ bệnh nhẹ. Những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây đau họng, nhiễm trùng tai hoặc xoang. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Nhiễm khuẩn Chlamydia psittaci
Vi khuẩn thường gây bệnh nhẹ. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis
Bệnh viêm vùng chậu (PID): PID là một bệnh nhiễm trùng ở tử cung và ống dẫn trứng, gây đau vùng chậu và sốt. Nhiễm trùng nặng có thể phải nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. PID có thể làm hỏng ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung, bao gồm cả cổ tử cung.
Nhiễm trùng gần tinh hoàn (viêm mào tinh hoàn): Nhiễm khuẩn Chlamydia có thể làm viêm ống cuộn nằm bên cạnh mỗi tinh hoàn (mào tinh hoàn) dẫn đến sốt, sưng đau bìu.
Nhiễm trùng tuyến tiền liệt: Hiếm khi, Chlamydia lây lan đến tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, sốt và ớn lạnh, tiểu buốt và đau thắt lưng.
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh: Nhiễm Chlamydia có thể truyền từ âm đạo sang trẻ trong khi sinh, gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.
Thai ngoài tử cung: Xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Thai cần được loại bỏ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, như vỡ ống dẫn trứng. Nhiễm Chlamydia làm tăng nguy cơ này.
Vô sinh: Nhiễm Chlamydia, ngay cả những trường hợp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể gây sẹo và tắc nghẽn ống dẫn trứng, khiến phụ nữ bị vô sinh.
Viêm khớp phản ứng: Những người bị Chlamydia trachomatis có nguy cơ cao bị viêm khớp phản ứng, còn được gọi là hội chứng Reiter. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến khớp, mắt và niệu đạo.
Nhiễm khuẩn Chlamydia pneumoniae
Bệnh hen suyễn nghiêm trọng hơn;
Viêm não;
Viêm cơ tim.
C. pneumoniae có thể gây nhiễm trùng mãn tính, góp phần gây ra các bệnh lý mãn tính, như hen suyễn, viêm khớp và xơ vữa động mạch.
Nhiễm khuẩn Chlamydia psittaci
Viêm phổi (nhiễm trùng phổi);
Viêm nội tâm mạc (viêm van tim);
Viêm dây thần kinh hoặc não, dẫn đến các vấn đề thần kinh.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Chlamydia trachomatis thường lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng và hậu môn. Phụ nữ mang thai cũng có thể lây Chlamydia cho con trong khi sinh, gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.
Chlamydia pneumoniae lây qua các giọt bắn có chứa vi khuẩn do ho hoặc hắt hơi. Cũng có thể bị bệnh nếu chạm vào đồ vật có dính dịch hô hấp từ người bệnh rồi chạm vào miệng hoặc mũi. Vi khuẩn thường lây lan giữa những người sống chung với nhau.
Chlamydia psittaci lây nhiễm từ phân các loài chim (như chim cảnh, vẹt), gia cầm (như gà, gà tây, vịt) hoặc từ người sang người qua các giọt bắn khi hắt hơi.
1. https://emedicine.medscape.com/article/214823-guidelines
2. https://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/chlamydia-and-mycoplasmas/chlamydia
3. https://www.cdc.gov/pneumonia/atypical/cpneumoniae/index.html
4. https://www.cdc.gov/pneumonia/atypical/psittacosis/index.html
Có, nhiễm Chlamydia có thể gây vô sinh nếu không được điều trị.
Xem thêm thông tin: Chlamydia có thể gây vô sinh không?
Nhiễm Chlamydia có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm vùng chậu, vô sinh, thai ngoài tử cung, viêm niệu đạo và nhiễm trùng mắt hoặc họng nếu không được điều trị kịp thời.
Có, nhiễm Chlamydia có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh.
Xem thêm thông tin: Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không?
Có, nhiễm Chlamydia lây qua quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc với dịch cơ thể bị nhiễm như dịch âm đạo, tinh dịch.
Để biết mình có bị nhiễm Chlamydia, bạn có thể làm xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm mẫu dịch từ niệu đạo, cổ tử cung, hoặc họng. Nếu có triệu chứng nghi ngờ hoặc nguy cơ cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được xét nghiệm.
Hỏi đáp (0 bình luận)