Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bệnh Crohn là gì, bệnh Crohn có chữa được không?

Ngày 11/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay số người mắc bệnh Crohn trên thế giới đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Vậy bệnh Crohn là gì, bệnh Crohn có chữa được không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bệnh Crohn là một loại bệnh liên quan đến viêm đường tiêu hóa ngày càng xuất hiện nhiều ca mắc mới. Rất nhiều người thắc mắc liệu bệnh Crohn có chữa được không? Mặc dù chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn căn bệnh này hiện nay. Nhưng nếu được điều trị sớm, bệnh nhân vẫn duy trì được cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Bệnh Crohn là gì?

Bệnh Crohn hay còn gọi là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng. Dấu hiệu phổ biến của bệnh Crohn là gây loét thành trong của ruột non và đại tràng.

Bệnh Crohn gây tổn thương đến nhiều cơ quan ổ bụng như: ruột non, ruột già, đại tràng và cả hậu môn. Căn bệnh khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, đai bụng, sút cân nhanh chóng, suy nhược cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu biến chứng mạnh.

Hiện nay, bệnh Crohn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả để chữa dứt điểm. Tuy nhiên các liệu pháp có thể làm thuyên giảm đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, thậm chí mang lại sự thuyên giảm lâu dài và chữa lành chứng viêm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhiều người bị bệnh crohn có thể hoạt động tốt như một người bình thường.

Bệnh Crohn là gì, bệnh crohn có chữa được không? 1

Bệnh crohn có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân

Nguyên nhân gây nên bệnh Crohn

Tính đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh Crohn. Nhưng họ cũng đưa ra được một vài nguyên nhân sau đây có khả năng cao gây bệnh Crohn gồm:

  • Môi trường sống ô nhiễm: Do sinh sống ở gần các khu công nghiệp, nơi có chứa nhiều rác thải. Ngoài ra việc sử dụng nguồn nước bẩn cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh Crohn. Nguyên nhân là do vi khuẩn từ môi trường ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể gây ra. Bên cạnh đó, việc hít phải các khói thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh mặc dù không hút thuốc trực tiếp.
  • Chế độ ăn uống mất cân bằng và không đảm bảo vệ sinh: Do ăn uống các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng. Từ đó khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây bệnh Crohn.
  • Do suy giảm hệ miễn dịch: Khi các vi khuẩn có hại xâm nhập tấn công đường tiêu hóa. Khi đó chúng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn.
  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng có tới 20% số người mắc bệnh Crohn đều có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Cũng chính vì như vậy nên di truyền được coi là nguyên nhân cao nhất gây bệnh Crohn.

Bệnh Crohn là gì, bệnh crohn có chữa được không? 2

Nguyên nhân gây bệnh Crohn do môi trường ô nhiễm và hệ miễn dịch suy giảm

Một số biến chứng của bệnh Crohn

Nếu bệnh nhân Crohn được phát hiện bệnh muộn và quá trình điều trị không đầy đủ có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Đối với hệ tiêu hóa: Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy muối mật; áp xe đường tiêu hóa, nứt niêm mạc hậu môn gây chảy máu khi đi tiểu tiện. Ngoài ra; sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại tại đường ruột non (SIBO) sẽ dẫn đến kém hấp thu và suy dinh dưỡng, sụt cân, gầy gò.
  • Đối với hệ vận động: Người mắc Croh có thể bị viêm khớp ảnh hưởng đến các khớp lớn ở cánh tay và chân. Cụ thể các vùng như khuỷu tay, đầu gối, cột sống hoặc lưng dưới cổ tay và mắt cá chân đều gặp khó khăn trong quá trình vận động.
  • Đối với hệ da liễu: Người bệnh bị biến chứng toàn thân bao gồm: ban đỏ nốt sần, viêm da mủ, loét miệng,...
  • Ngoài ra bệnh Crohn còn có thể dẫn đến tiêu xương, thiếu vitamin D gây thấp lùn, kém cao lớn,…
  • Các biến chứng về mắt như viêm kết mạc một mắt hoặc cả hai mắt, viêm củng mạc, chứng mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và mẩn đỏ ở mắt,...
  • Các biến chứng về thận như sỏi thận, thận ứ nước, hình thành lỗ rò giữa ruột và bàng quang hoặc niệu quản,...
  • Các biến chứng về gan như bệnh sỏi mật, viêm gan, gan nhiễm mỡ,...
  • Các biến chứng về phát triển thể chất như chậm dậy thì.

Biến chứng của bệnh Crohn rất nguy hiểm và khó điều trị. Do đó mỗi người cần thường xuyên thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát để sớm phát hiện bệnh và từ đó áp dụng liệu trình chữa trị phù hợp, kịp thời.

Bệnh Crohn chữa được không?

Bệnh Crohn có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh Crohn hoàn toàn dứt điểm để trở thành người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, bệnh Crohn khi điều trị sẽ có thể làm giảm các triệu chứng và giúp cải thiện tình trạng bệnh. Từ đó người bệnh có được cuộc sống khỏe mạnh tương tự người bình thường.

Bệnh Crohn là gì, bệnh crohn có chữa được không? 3

Quá trình dùng thuốc và xây dựng chế độ ăn lành mạnh góp phần ngăn bệnh Crohn diễn biến xấu

Lưu ý đối với bệnh nhân Crohn

Khi bị Crohn, người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt. Như vậy có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong mỗi bữa ăn. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây hơn bình thường. Đồng thời hạn chế đồ ăn khó tiêu như: Đồ chiên rán, cay nóng, tránh xa rượu bia, chất kích thích.
  • Hãy chia nhỏ các bữa ăn để giảm tải gánh nặng cho đường tiêu hóa thay vì ăn 2 - 3 bữa ăn chính trong một ngày.
  • Hãy uống đủ nước mỗi ngày. Vì nước có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 15 phút/ ngày. Việc này giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch chông lại bệnh tốt hơn.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress và cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe.

Những thực phẩm cần hạn chế

Người có bệnh Crohn tốt nhất nên hạn chế các thực phẩm sau:

  • Sữa: Người bệnh cần loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa để không gặp phải tình trạng tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi.
  • Thực phẩm chứa chất béo: Người bệnh Crohn thường gặp khó khăn trong tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Vì vậy nên hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo như bơ, đồ chiên rán… vì chúng có thể khiến tình trạng kém hấp thu tăng lên và tiêu chảy nặng hơn.
  • Chất xơ: Mặc dù chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa nhưng với bệnh nhân Crohn có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy thêm nặng hơn. Do đó nên hạn chế thực phẩm này dung nạp vào cơ thể.

Như vậy bài viết đã giúp bạn trả lời thắc mắc bệnh crohn có chữa được không? Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn dứt điểm nhưng kiên trì điều trị có thể giúp bệnh nhân có cuộc sống như người bình thường. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn giúp bạn có thêm tinh thần và động lực trong cuộc sống.

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.