Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh đau dạ dày có bị lây không?

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ

Đau dạ dày là một bệnh lý mà nhiều người phải đối mặt hàng ngày. Với tình trạng đau khó chịu và các triệu chứng liên quan, một câu hỏi thường được đặt ra là đau dạ dày có bị lây không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Đau dạ dày có bị lây không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm khi người nhà hoặc bản thân mắc phải căn bệnh đau dạ dày khó điều trị này. Đau dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm nhiễm. Tuy nhiên, căn bệnh này không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Tổng quan về bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là một căn bệnh rất phổ biến về hệ tiêu hóa, có nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng đến một số lượng lớn người mắc bệnh ở Việt Nam. Khi xem hình ảnh của những người bị đau dạ dày, chúng ta thường thấy lớp niêm mạc dạ dày có tác dụng bảo vệ vùng cơ dạ dày khỏi tổn thương. Mức độ và thời gian cơn đau sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương này.

Tuy nhiên, một đặc điểm chung của đau dạ dày là chúng thường gây ra những cơn đau khó chịu, dai dẳng và khó khắc phục hoàn toàn. Nguyên nhân của sự đau này liên quan đến việc lớp niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng bởi dịch vị dạ dày có độ axit cao và khả năng gây ăn mòn nhanh chóng. Dù tổn thương niêm mạc dạ dày thường nhỏ nhưng nếu không được kiêng khem một cách hợp lý, nó có thể kéo dài và lan rộng, gây viêm loét do tác động của axit dịch vị dạ dày.

Bên cạnh cảm giác đau dạ dày không thoải mái, căn bệnh này còn gây ra nhiều triệu chứng khác như: Ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, căng thẳng và xuất huyết tiêu hóa.

Đau dạ dày có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em, người lớn và người già. Trẻ em thường bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn đường ruột hoặc do chế độ ăn uống không đúng. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày ở người lớn thường phức tạp hơn.

Bệnh đau dạ dày có bị lây không? 1
Bệnh đau dạ dày khiến nhiều người cảm thấy khó chịu do tác động của axit dịch vị dạ dày

Việc chú ý đến bệnh đau dạ dày là rất quan trọng, vì đây là một căn bệnh khó có thể chữa trị hoàn toàn và càng kéo dài thì rủi ro biến chứng càng cao, bao gồm: Viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày và thủng dạ dày. Ngoài ra, đau dạ dày cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm tiêu hóa, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Đau dạ dày có bị lây không?

VChắc chắn không ít bệnh nhân hoặc người thân, người thường xuyên tiếp xúc gần với bệnh nhân đau dạ dày lo lắng không biết liệu rằng đau dạ dày có bị lây không. Thực tế, khả năng lây nhiễm của đau dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Khoảng 80% bệnh nhân mắc đau dạ dày và các bệnh lý dạ dày liên quan có chứa vi khuẩn HP. Tuy nhiên, còn có các nguyên nhân khác như lạm dụng chất kích thích, rượu bia, chế độ ăn uống không khoa học, lối sống không lành mạnh, thức khuya, ăn không đúng giờ,... góp phần vào việc gây bệnh.

Vi khuẩn HP có khả năng tồn tại, phát triển và sinh sống trong môi trường dạ dày nhờ cấu trúc đặc biệt, chúng có khả năng chống lại môi trường axit của dịch vị. Khi có điều kiện thuận lợi, vi khuẩn này sẽ tăng số lượng nhanh chóng và gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến triệu chứng đau dạ dày.

Mặc dù nhiễm khuẩn HP rất phổ biến, không phải chủng vi khuẩn nào cũng gây ra đau dạ dày. Trong trường hợp này, đau dạ dày có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe qua tiếp xúc với dịch tiết chứa vi khuẩn. Việc điều trị bằng kháng sinh đúng liệu trình là cần thiết để tiêu diệt và kiểm soát vi khuẩn HP gây hại cho dạ dày.

Tuy nhiên, đau dạ dày do các nguyên nhân khác không phải là vi sinh vật, chẳng hạn như thói quen sống, chế độ ăn uống không lành mạnh, không gây lây nhiễm. Trong trường hợp này, việc tiếp xúc gần, chung sống, ăn uống và nghỉ ngơi cùng nhau không dẫn đến lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sống chung trong cùng một gia đình trong nhiều thế hệ có nguy cơ mắc đau dạ dày cao hơn, và nguyên nhân được giải thích là do thói quen sống và chế độ ăn uống không lành mạnh.

Bệnh đau dạ dày có bị lây không? 2
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày

Phương pháp phòng ngừa đau dạ dày

Việc ăn uống chung trong gia đình là điều khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên đây chính là lý do chính lây nhiễm H.pylori. Để kiểm soát và ngăn chặn việc lây nhiễm vi khuẩn HP này, có một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng.

Dùng riêng dụng cụ vệ sinh cá nhân

Việc sử dụng riêng vật dụng cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn lây nhiễm vi khuẩn HP và các loại vi sinh vật gây bệnh khác. Nếu có người trong gia đình bị đau dạ dày, hãy chuẩn bị một phần ăn riêng để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho những người khác.

Không nhai mớm thức ăn cho bé

Tránh cho trẻ nhỏ nhai mớm thức ăn cũng là một biện pháp quan trọng. Dịch tiết chứa vi khuẩn HP có thể lây nhiễm vào thức ăn khi trẻ nhai mớm và gây nhiễm khuẩn.

Rửa tay trước khi và sau khi đi vệ sinh

Để bảo vệ chống lại lây nhiễm qua đường miệng - dạ dày hoặc phân - miệng, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là rất quan trọng. Tay là nơi dễ mang vi khuẩn nên bạn nên sử dụng xà phòng sát khuẩn, nước rửa tay hàng ngày, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bệnh đau dạ dày có bị lây không? 3
Nên rửa tay sạch trước khi ăn để tránh bị lây nhiễm bệnh đau dạ dày

Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch

Hãy lựa chọn thực phẩm được làm sạch tốt và tránh ăn thức ăn ôi thiu hoặc không được bảo quản đúng cách.

Vậy đau dạ dày có bị lây không? Đau dạ dày có thể lây từ người sang người, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng lây nhiễm. Trong hầu hết những nguyên nhân gây đau dạ dày thì chỉ có nhiễm H.Pylori mới có khả năng lây nhiễm. Còn lại các nguyên nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc... không có khả năng lây nhiễm. Do đó người bệnh cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Viêm hang vị dạ dày có lây không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin