Long Châu

Bệnh đau mắt hàn nên kiêng gì? Những điều cần lưu ý

Ngày 25/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau mắt hàn nên kiêng gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn của những người làm trong lĩnh vực cơ khí, cụ thể là hàn xì. Việc có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp tình trạng đau mắt nhanh chóng thuyên giảm.

Đau mắt hàn là một trong những bệnh nguy hiểm, xảy ra chủ yếu ở những người làm nghề cơ khí. Vậy bệnh đau mắt hàn nên kiêng gì để nhanh khỏi? Hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Đau mắt hàn là gì?

Đau mắt hàn thường xuất hiện ngay sau khi sử dụng máy hàn khoảng 48 đến 72 giờ đồng hồ hoặc không sử dụng mặt nạ bảo hộ khi hàn. Đây là hiện tượng tổn thương do võng mạc mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hồ quang từ tia lửa hàn. Đau mắt hàn gây nên tình trạng bỏng rát, sưng tấy, thậm chí là mù lòa.

Hầu hết các thợ hàn mới đều gặp phải hiện tượng đau, hoặc cộm mắt ngay sau khi hàn. Bởi, ánh sáng sinh ra trong quá trình hàn có cường độ bức xạ rất cao, và đương nhiên, mắt của bạn sẽ không thể nào thích ứng luôn được. Vì thế, mắt sẽ có cảm giác cộm, rát sau khi hàn xong và sẽ hết sau khoảng 1 tuần tiếp xúc với ánh sáng hồ quang. 

Đau mắt hàn nên kiêng gì?

Dưới đây là một số điều mà khi bị đau mắt hàn bạn cần tránh:

Không sử dụng chung khăn mặt với người khác

Tuy bệnh đau mắt hàn là bệnh lý không lây lan như các bệnh lý về mắt khác. Nhưng khi bị bệnh, sức đề kháng của đôi mắt sẽ bị suy giảm và mắt rất dễ bị các vi khuẩn gây hại tấn công. Việc sử dụng chung khăn mặt sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Điều này khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Ngoài ra, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm các bệnh về mắt như: Đau mắt đỏ, lẹo mắt… do dùng chung khăn mặt với người bị bệnh.

Giải đáp: Bệnh đau mắt hàn nên kiêng gì? Làm gì để bệnh mau khỏi 1 Không sử dụng chung khăn mặt với người khác

Không tự ý xông các loại lá và thuốc không rõ nguồn gốc

Điều trị bệnh bằng các phương pháp dân gian là một trong những cách điều trị hiệu quả (ví dụ như: Lá trầu không, lá dâu, lô hội, đậu đen… ). Tuy nhiên, đây là điều sai lầm, bởi không phải loại thuốc dân gian nào cũng có tác dụng điều trị bệnh đau mắt hàn.

Nếu bạn quá lạm dụng sẽ làm cho mắt bị sưng đỏ và dễ kích thích hơn. Vì thế bạn nên lưu ý trước khi sử dụng một nguyên liệu tự nhiên nào đó để điều trị.

Không nên quá lạm dụng dụng thuốc nhỏ

Thuốc nhỏ mắt hay còn gọi là nước mắt nhân tạo có công dụng giúp mắt đào thải các hạt bụi, mạt kim loại, ra khỏi mắt, đồng thời hạn chế tình trạng khô mắt. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng đủ liều lượn, nếu uá lạm dụng thì rất có thể nó sẽ gây nên tác dụng ngược cho đôi mắt của bạn.

Không dụi mắt và chà xát mạnh vùng da xung quanh mắt

Đau mắt hàn là hiện tượng bỏng nhiệt gây ra bởi tia sáng khí hàn. Vì thế, bạn sẽ có cảm giác đau, ngứa khó chịu tại vùng mắt. Tuy việc dụi, và chà sát mắt sẽ làm giảm cảm giác khó chịu nhưng những hành động đó cũng vô tình đẩy nhanh tốc độ nhiễm trùng của mắt, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. 

Giải đáp: Bệnh đau mắt hàn nên kiêng gì? Làm gì để bệnh mau khỏi 2 Hạn chế dụi mắt khi bị đau mắt hàn

Không sử dụng kính áp tròng trong quá trình điều trị bệnh

Kính áp tròng tác động trực tiếp tới giác mạc, từ đó sẽ khiến mức độ tổn thương tăng cao hơn. Ngoài ra, việc đeo và tháo kính áp tròng là một cầu nối thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào trong và gây hại cho mắt. 

Hạn chế tiếp xúc nhiều với các loại ánh sáng xanh

Những ánh sáng xanh ở các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, máy chơi game... sẽ kiến cho bệnh tình của mắt càng trở nên tiêu cực hơn. Vì vậy, trong giai đoạn điều trị, bạn nênđể mắt nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời thả lỏng và phóng tầm mắt ra xa để giúp gia tăng thị lực mắt.

Những điều nên làm để ngăn ngừa đau mắt hàn

Một số hoạt động thiết thực dưới đây sẽ ngăn ngừa hiệu quả được tình trạng đau mắt hàn:

Sử dụng đồ bảo hộ trong suốt quá trình làm việc: Việc mặc đồ bảo hộ như kính chống tia lửa, găng tay cách nhiệt, kẹp kim loại, quần áo bảo hộ… sẽ giúp hạn chế những tác động xấu từ ánh sáng hồ quang đến đôi mắt của bạn. Từ đó ta có thể nâng cao năng suất làm việc, cũng như tiết kiệm được chi phí điều trị những hệ quả do ánh sáng hàn gây ra.

Giải đáp: Bệnh đau mắt hàn nên kiêng gì? Làm gì để bệnh mau khỏi 3 Mặc đồ bảo hộ trong quá trình hàn

Vệ sinh mắt thường xuyên: Vệ sinh mắt hàng ngày là một trong những công việc rất quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt. Điều này sẽ giúp lấy đi những mạt hàn, bụi kim loại bám ở sâu trong mắt, mang lại cho bạn một đôi mắt khỏe mạnh và sạch sẽ. 

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng. Đồng thời tăng cường thêm sức đề kháng cho đôi mắt của bạn.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc đau mắt hàn nên kiêng gì và những điều cần lưu ý giúp ngăn ngừa tình trạng này xuất hiện. Hy vọng, qua bài viết, bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về mức độ nguy hiểm cũng như biết các cách phòng ngừa bệnh đau mắt hàn hiệu quả.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:bệnh về mắt