Bệnh dị ứng ở mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như: mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, ngứa ngáy...
Bệnh dị ứng mắt là gì?
Dị ứng mắt chính là bệnh viêm kết mạc dị ứng
Dị ứng mắt còn được biết đến với tên gọi là viêm kết mạc dị ứng, thường xuất hiện khi mắt phản ứng với một số tác nhân gây kích thích. Các tác nhân này được gọi là dị nguyên, khi phản ứng với chúng, cơ thể sẽ gây ra các phản ứng dị ứng.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ chống lại những yếu tố gây hại từ bên ngoài như vi rút và vi khuẩn để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, có các phản ứng sai lệch, sẽ gây phản ứng miễn dịch đối với cả những chất bị nó cho là nguy hiểm. Ở những người bị dị ứng mắt, hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh ra các hóa chất chống lại dị nguyên cho dù những chất này vô hại.
Bệnh dị ứng mắt có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như: ngứa ngáy, đỏ mắt, chảy nước mắt... Ở một số trường hợp, chứng bệnh này còn có thể liên quan tới bệnh chàm hoặc hen suyễn.
Triệu chứng phổ biến của bệnh dị ứng mắt
Triệu chứng bệnh dị ứng mắt dễ nhận biết
Tùy vào tình trạng bệnh lý khác nhau mà các triệu chứng bệnh cũng khác nhau, nhưng nhìn chung, người bị dị ứng mắt thường có các biểu hiện như:
-
Cảm giác ngứa và bỏng rát ở mắt
-
Chảy nước mắt nhiều
-
Mắt đỏ, nhiều gỉ mắt
-
Mi mắt sưng tấy, nhất là vào buổi sáng
-
Một vài trường hợp có thể kèm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi.
Ngoài ra, một số bệnh nhân gặp các triệu chứng đặc biệt, có thể không được liệt kê ở bất cứ tài liệu y khoa nào. Do đó nếu có bất cứ thắc mắc nào về dấu hiệu của bệnh dị ứng mắt, tốt nhất hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Nguyên nhân của bệnh dị ứng mặt
Dị ứng mắt do tác động của một số dị nguyên
Bệnh dị ứng mặt xuất phát từ nguyên nhân một phản ứng miễn dịch bất lợi với những dị nguyên. Đa số các phản ứng này thường được kích hoạt bởi một số tác nhân gây dị ứng như:
Thông thường, hệ miễn dịch sẽ thúc đẩy các thay đổi hóa học bên trong cơ thể để chống lại những yếu tố gây hại như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên ở những người bị bệnh dị ứng mặt, hệ thống miễn dịch lại coi những chất dị ứng vô hại như một kẻ xâm nhập rất nguy hiểm và tự phản ứng chống lại nó. Histamine sẽ được giải phóng khi mắt tiếp xúc với dị nuyên gây ra những triệu chứng khó chịu.
Bệnh dị ứng mắt có thể xuất hiện với bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng đặc biệt phổ biến vào mùa xuân, hè và thu hoặc khi một người tiếp xúc với dị nguyên rồi chạm vào mắt. Một số trường hợp dị ứng thức ăn cũng có thể gây dị ứng ở mắt.
Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh dị ứng mắt là tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi trong cuộc sống điều này rất khó để thực hiện bởi vì một số tác nhân xuất hiện ở khắp mọi nơi. Vì thế bệnh nhân đôi khi phải dùng đến thuốc và một số biện pháp giảm triệu chứng dị ứng mắt khác như tiêm phòng dị ứng hoặc đắp khăn ẩm, mát cho mắt. Riêng bệnh dị ứng ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý không có bé chạm tay hay gãi mắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Linh Đan