Bệnh dị ứng nổi ban đỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu nắm rõ các biện pháp xử lý, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi được căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh dị ứng nổi ban đỏ
Nổi ban đỏ là hiện tượng rất hay gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh có thể xếp vào một loại của bệnh dị ứng da cơ địa. Tình trạng này sẽ khiến da xuất hiện những vết ban đỏ hoặc những đám sần nề, gồ cao hơn mặt da, có thể xuất hiện từng vùng hoặc lan sang khắp cơ thể. Hiện tượng này sẽ càng trở nên trầm trọng hơn khi những đám ban đỏ nổi rõ và sẽ càng ngứa hơn nếu người bệnh cố gắng gãi. Thủ phạm khiến cơ thể rơi vào tình trạng nổi ban đỏ bao gồm:
- Sức đề kháng suy giảm dẫn đến cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây bệnh dị ứng nổi ban đỏ trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
- Sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: bệnh dị ứng nổi ban đỏ thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh.
- Cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Các loại thường gây dị ứng nhất gồm có tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn, …ngoài ra còn có các loại thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.
- Dị ứng với một số loại thuốc đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh.
- Một vài loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán…có thể gây nổi ban đỏ và triệu chứng này sẽ thường xuyên quay trở lại.
- Sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh dị ứng nổi ban đỏ.
- Virus, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêu vi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh dị ứng nổi ban đỏ rất cao.
Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng nổi ban đỏ
Xử trí sao khi da bị nổi ban đỏ?
Để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, người bị dị ứng nổi ban đỏ tuyệt đối không được chà xát, gãi lên những vết ban đỏ bởi điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không dùng các loại mỹ phẩm, hóa chất bởi điều này có thể làm gia tăng những tổn thương trên da. Ngoài ra, những loại hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Người bệnh cũng cần tránh dùng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc các loại thuốc kháng histamin bởi thuốc có thể mang đến những ảnh hưởng xấu cho các cơ quan khác trong cơ thể. Trong trường hợp phải tiếp xúc với hóa chất (VD: nước rửa bát, nước tẩy, sơn,…) cần mang đồ bảo hộ như găng tay, áo dài, khẩu trang,…
Hiện cũng có nhiều trường hợp điều trị dị ứng nổi ban đỏ bằng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Hầu hết, chúng đều cho tác dụng nhanh và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay sau đó. Mặc dù vậy, để hạn chế nguy cơ tái pháp chứng nổi ban đỏ ngứa khắp người, cần lưu ý thêm những vấn đề sau:
- Khi thấy xuất hiện ban đỏ, người bệnh cần nhanh chóng xác định nguyên nhân sau đó dùng một mảnh vải sạch, thấm ướt nước lạnh rồi đắp lên trên vết mẩn.
- Bệnh dị ứng nên ăn gì? Khi da bị nổi ban đỏ bạn nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ các loại vitamin khoáng chất, đặc biệt là vitamin C có trong các loại trái cây như cam, chanh, mơ.... Đây sẽ nguồn cung cấp chất chống oxi hóa giúp cho các vết ban đỏ biến mất nhanh chóng hơn đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Lúc này, bạn cũng nên kiêng những chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu ớt và thực phẩm giàu protein như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa..
Các thực phẩm giàu Vitamin C nên được sử dụng thường xuyên
- Bạn nên hạn chế vận động mạnh hay các hoạt động gây đổ mồ hôi, chú ý thay quần áo sạch và đặc biệt nên tắm bằng nước ấm hoặc mát.
- Không nên ngồi trong phòng điều hòa nhiều hay để quạt thổi trực tiếp vào người trong thời gian dài. Thay vào đó, bạn nên đặt một máy phun sương trong phòng để tăng độ ẩm trong không khí, giúp da không bị khô.
- Thường xuyên luyện tập thể dục với cường độ vừa phải để tăng cường sức khỏe tổng thể.
Không nên ngồi điều hòa trong thời gian dài
Tóm lại, để hạn chế ảnh hưởng của bệnh dị ứng nổi ban đỏ cũng như điều trị bệnh, bạn nên có chế ăn uống sinh hoạt hợp lý theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia y tế. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà bởi nó có thể gây ra những hậu quả khó mà lường trước được.
Tươi