Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh ghẻ nước nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Ngày 31/01/2022
Kích thước chữ

Ghẻ nước là bệnh phổ biến và dễ điều trị khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo cách điều trị chuyên sâu của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống– sinh hoạt phù hợp và nên kiêng kỵ đúng cách để giúp việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

Ghẻ nước là căn bệnh ngoài da phổ biến do ký sinh trùng ký sinh trên da gây ra. Khi môi trường sống không vệ sinh và chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh làm cho hệ miễn dịch suy giảm chính là cơ hội cho ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và phát triển. Bệnh ghẻ nước là bệnh dễ điều trị. Tuy nhiên bệnh cần được phát hiện sớm để sự chẩn đoán được chính xác. Nếu phát hiện trễ, bệnh dễ gây ra những biến chứng không mong muốn như: Viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng, chàm hóa…

Bệnh ghẻ nước là bệnh lây lan rất nhanh. Khi phát hiện trên da nổi những mụn nước nhỏ xíu, li ti, bên trong có chất lỏng như nước và cảm giác ngứa ngáy dữ dội đặc biệt vào ban đêm thì bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Bệnh ghẻ nước ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt của người bệnh?

Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng mật thiết đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt triệu chứng cơ năng của bệnh ghẻ nước là ngứa nhiều về đêm và khi trời nắng nóng. Bệnh nhân cào gãi càng nhiều càng ngứa dữ dội. Những vùng da bị ghẻ là những vùng da có mụn nước lưu trú, khi những mụn nước vỡ ra dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, vấn đề thẩm mỹ ảnh hưởng nhất định đến đời sống của bệnh nhân. Vì vậy, việc dùng thuốc và theo chỉ dẫn của bác sĩ là vấn đề thiết yếu cần thực hiện. Đồng thời, bệnh nhân cần kiêng một số vấn đề sau để rút ngắn thời gian điều trị tránh biến chứng và hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Bệnh ghẻ nước nên kiêng gì?

Bệnh nhân khi xác định mình bị bệnh ghẻ nước cần lưu ý, nên kiêng những điều sau đây để việc điều trị tiến triển nhanh hơn, an toàn và hiệu quả.

1. Bệnh nhân bị bệnh ghẻ nước nên tránh ăn hải sản

Tất cả các loại hải sản, đồ biển đặc biệt là: Tôm, cua, cá, mực, ghẹ, nghêu, sò… là những thực phẩm giàu protein, canxi, kẽm và những chất quan trọng khác. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân có vết thương hở, da bị tổn thương và đặc biệt là bệnh ghẻ nước. Khi bạn ăn nhiều hải sản khi đang điều trị bệnh ghẻ nước thì tình trạng ngứa sẽ càng tồi tệ hơn.

Bệnh ghẻ nước nên kiêng gì?1

Hải sản là thực phẩm cần tránh khi điều trị ghẻ nước

2. Tránh những thực phẩm được chế biến từ gạo nếp

Gạo nếp là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nếp có tính ôn ấm nên việc ăn loại thực phẩm này trong khi điều trị bệnh ghẻ nước có thể gây nóng trong, cản trở quá trình hồi phục da. Đồng thời gạo nếp khiến những vùng da tổn thương lan rộng, mưng mủ, khó lành, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao và để lại sẹo.

Do đó bệnh nhân có vết thương ngoài da, đặc biệt là bệnh nhân đang điều trị bệnh ghẻ nước cần tránh sử dụng đồ nếp vào thực đơn mỗi ngày cho đến khi làn da hồi phục hẳn.

Bệnh ghẻ nước nên kiêng gì?2

Các món ăn từ gạo nếp gây nóng trong không tốt trong quá trình điều trị ghẻ nước

3. Không ăn thịt gà trong khi điều trị bệnh ghẻ nước

Tương tự như gạo nếp, thịt gà theo y học cổ truyền cũng được xếp vào thực phẩm có tính nóng. Nếu sử dụng thịt gà trong thời gian đang điều trị ghẻ nước sẽ khiến tổn thương trên da mưng mủ, lâu lành. Đặc biệt, một số người bị dị ứng với đạm gà sẽ khiến cơn ngứa càng có cơ hội bùng phát dữ dội hơn.

Bệnh ghẻ nước nên kiêng gì?3

Thành phần trong đạm gà dễ gây kích thích ngứa ngáy trong khi bệnh ghẻ nước

4. Không sử dụng bia rượu và những thức uống có chất kích thích

Bia, rượu là những thực phẩm tăng nguy cơ tích tụ ở dưới da và ở gan. Nhóm thực phẩm này không được khuyến cáo sử dụng cho hầu hết những trường hợp bị ghẻ nước và có sức khỏe suy yếu. Bên cạnh đó, bia rượu và những loại thức uống chứa cồn còn làm tăng áp lực lên gan khiến chức năng gan suy yếu, làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa các chất dinh dưỡng và đào thải độc tố của gan. Khi chức năng gan suy yếu, độc tố sẽ có xu hướng tích tụ trong cơ thể và dưới da, khiến người bệnh vàng da, da ngứa ngáy, tổn thương trên da lâu lành.

5. Tuyệt đối không tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa

Khi bị bệnh ghẻ nước, vùng da bệnh sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường, dễ bị tổn thương hơn và gây kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất. Khi đó, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và các tác nhân gây bệnh khác sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, bám trụ lên da và phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa trong thời gian da bị tổn thương sẽ khiến người bệnh có cảm giác châm chích, da sưng tấy, sần đỏ, tổn thương da lan rộng, ký sinh trùng ghẻ dễ dàng lây lan và gây bệnh trên nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Vì vậy, người bị ghẻ nước nên kiêng tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa như: Nước rửa chén, xà phòng, bột giặt, nước giặt quần áo… Nếu việc tiếp xúc với hóa chất và chất tẩy rửa là điều bắt buộc, bệnh nhân cần mang bao tay để bảo vệ da của mình.

Bệnh ghẻ nước nên kiêng gì?4

Trong trường hợp bắt buộc sử dụng chất tẩy rửa bệnh nhân nên bao bao tay để bảo vệ da

6. Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác

Ký sinh trùng ghẻ di chuyển từ cơ thể người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc da (tiếp xúc trực tiếp) và sử dụng chung đồ dùng cá nhân (tiếp xúc gián tiếp). Đặc biệt là việc sử dụng chung chăn màn, quần áo, khăn mặt, khăn tắm, gối, nệm… Do đó, trong trường hợp có nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh ghẻ nước, người bệnh cần tránh ôm hôn, bắt tay, quan hệ tình dục hoặc những hoạt động tiếp xúc gần khác để tránh lây bệnh cho những người xung quanh.

Một số điều cần lưu ý khác khi bị bệnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước nên kiêng gì?5 Tăng cường các món ăn thuộc nhóm vitamin và khoáng chất tromg khi điều trị bệnh ghẻ nước

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt sạch sẽ quần áo, đồ dùng cá nhân, chăn màn… bằng nước nóng trên 60 độ C và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, cắt gọn móng tay, tuyệt đối không cào gãi để phòng ngừa tổn thương lan rộng và phát sinh tình trạng nhiễm trùng trên da.

Nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh bằng cách thêm vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để cải thiện những vấn đề đang diễn ra bên trong cơ thể và trên làn da.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin