Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Viêm cầu thận cấp (Acute Glomerulonephritis, Acute Nephritis Syndrome) là một hội chứng viêm và tổn thương của các cầu thận. Diễn tiến bệnh cấp tính với triệu chứng khởi phát đột ngột bao gồm: Tiểu máu, protein niệu và tăng ure huyết. Điển hình của viêm cầu thận cấp tính gồm có: Viêm cầu thận sau nhiễm trùng (PIGN) và viêm cầu thận tiến triển nhanh (RPGN).

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng của cầu thận, làm cho cơ thể không thể lọc chất thải và nước tiểu hiệu quả. Tổn thương đột ngột của cầu thận gây viêm, dẫn đến rò rỉ hồng cầu và protein vào trong nước tiểu.

Điều này gây ra các triệu chứng như tiểu ra máu, tiểu đạm, phù nề, và tăng huyết áp. Bệnh có thể phát triển nhanh chóng và đòi hỏi điều trị kịp thời để ngăn chặn tổn thương vĩnh viễn cho thận và các biến chứng nghiêm trọng khác. Điều trị thường bao gồm việc sử dụng kháng sinh, kiểm soát huyết áp, và quản lý chế độ ăn uống để giảm gánh nặng cho thận.

Triệu chứng viêm cầu thận cấp

Những triệu chứng của viêm cầu thận cấp

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận cấp tính bao gồm:

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn:

  • Đái máu (chiếm khoảng 50%).
  • Protein niệu (protein trong nước tiểu) nhẹ.
  • Đái máu vi thể hoặc đại thể (nước tiểu có màu nâu, màu coca, màu ám khói hoặc màu đỏ tươi).
  • Thiểu niệu (đi tiểu ít hơn bình thường tính trong vòng 24 giờ).
  • Phù, tăng huyết áp, giữ muối và nước, suy thận.
  • Sốt (ít gặp), nếu có thường gợi ý tình trạng nhiễm trùng kéo dài.
  • Suy thận gây quá tải dịch kèm theo suy tim và tăng huyết áp nặng cần lọc máu (chiếm khoảng 1 - 2% bệnh nhân).

Viêm cầu thận tiến triển nhanh:

Các triệu chứng thường âm thầm gồm:

  • Mệt mỏi, sốt, chán ăn, nôn mửa, đau bụng, đau khớp.
  • Đái máu khởi phát đột ngột.
  • Trước khi khởi phát suy thận, khoảng 50% bênh nhân có tiền sử mắc bệnh giống cúm cấp tính trong vòng 4 tuần hoặc bệnh nhân có phù.
  • Thiểu niệu nặng.
  • Khoảng 10 - 30% bệnh nhân gặp hội chứng thận hư như: Chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sủi bọt (do nồng độ protein cao), phù ngoại biên và cổ trướng.
  • Bệnh nhân có thể ho ra máu do có kháng thể kháng màng đáy cầu thận có thể chảy máu phổi. Chụp X - quang ngực có thể phát hiện được các dấu hiệu thâm nhiễm phế nang lan tỏa.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn có các dấu hiệu hoặc có nguy cơ cao của bệnh viêm cầu thận như: Suy nhược, đau bụng, khó chịu, mệt mỏi, sốt nhẹ, da xanh, phù nhẹ mi mắt, đái ít... Chẩn đoán và điều trị sớm, giảm tình trạng tăng nặng của bệnh, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Nguyên nhân viêm cầu thận cấp

Nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn:

Vi khuẩn thường gây bệnh nhất là liên cầu tan huyết beta nhóm A (group A) được coi là điển hình của viêm cầu thận cấp. Tùy chủng vi khuẩn gây bệnh mà có thể gây nhiễm khuẩn ở họng (chủng 12) hoặc là nhiễm khuẩn ngoài da gây bệnh chốc lở (chủng 49).

Một số vi khuẩn khác hiếm gặp hơn cũng có thể gây viêm cầu thận cấp như: Thương hàn, não mô cầu, Klebsiella Pneumoniae, tụ cầu, phế cầu...

Bình thường thời gian ủ bệnh từ 6 đến 21 ngày kể từ khi nhiễm khuẩn đến khi khởi phát bệnh viêm cầu thận, nhưng cũng có thể kéo dài đến 6 tuần.

Nhiễm trùng dẫn lưu não thất với buồng tim và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế gây bệnh viêm cầu thận sau nhiễm trùng (PIGN).

Viêm cầu thận tiến triển nhanh (RPGN):

Bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận

Chiếm tới 10% số trường hợp RPGN, là viêm cầu thận tự miễn. Bệnh có thể khởi phát khi tiếp xúc các tác nhân đường hô hấp như: Khói thuốc lá, nhiễm virus đường hô hấp trên hoặc các bệnh mạch máu collagen (ví dụ lupus ban đỏ hệ thống [SLE]).

Bệnh này gây ra viêm cầu thận do lắng đọng các phức hợp miễn dịch ở thận. Viêm cầu thận có kháng thể kháng màng đáy cầu thận là viêm cầu thận không kèm xuất huyết phế nang với sự có mặt của kháng thể kháng màng đáy cầu thận.

RPGN do phức hợp miễn dịch

Làm tăng nặng thêm tình trạng nhiễm trùng và bệnh mô liên kết.

RPGN không lắng đọng phức hợp miễn dịch

Chiếm đến 50% các trường hợp RPGN.

Bệnh kháng thể đôi (RPGN type 4)

Rất ít gặp, với sự có mặt của các kháng thể màng đáy cầu thận và kháng thể ANCA.

Các bệnh cầu thận nguyên phát

Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng như nhiễm khuẩn, bệnh mô liên kết…

Bệnh kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đa nhân (bệnh ANCA - Anti-Neutrophil Cytoplasmic Antibody)

Thường gặp trong các bệnh viêm vi mạch máu như hội chứng Churg-Strauss, bệnh viêm đa vi động mạch (microscopic polyangiitis) hoặc bệnh u hạt Wegener và gây ra viêm cầu thận tiến triển nhanh.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm cầu thận cấp

Nguyên nhân viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận cấp thường do các nguyên nhân sau: Nhiễm trùng nhất là liên cầu tan huyết beta nhóm A, bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý như viêm cầu thận sau nhiễm trùng. Ngoài ra, viêm cầu thận cấp cũng có thể xuất phát từ các tình trạng khác như tắc nghẽn đường tiết niệu, sử dụng thuốc độc hại cho thận hoặc các rối loạn miễn dịch.

Xem thêm thông tin: Nguyên nhân gây viêm cầu thận

Viêm cầu thận cấp có nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp phải điều trị trong bao lâu?

Viêm cầu thận cấp có tái phát không?

Bị viêm cầu thận cấp cần kiêng cữ gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)