Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân tụt huyết áp và mẹo sơ cứu nhanh

Ngày 19/12/2017
Kích thước chữ

Bệnh hạ huyết áp là một căn bệnh để lại các biến chứng cực nguy hiểm cho người bệnh. Khi người bệnh bị hạ huyết áp thì thường xảy ra triệu chứng chóng mặt, quay

Bệnh hạ huyết áp là một căn bệnh để lại các biến chứng cực nguy hiểm cho người bệnh. Khi người bệnh bị hạ huyết áp thì thường xảy ra triệu chứng chóng mặt, quay cuồng, khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân tụt huyết áp và cách xử lý như thế nào?

Nguyên nhân của bệnh hạ huyết áp

– Bẩm sinh: số người huyết áp thấp chiếm 7%, thường gầy yếu nhưng sống hoàn toàn bình thường, không cảm thấy huyết áp thấp, song khi huyết áp tăng lên mức bình thường (120/80) thì lại rất khó chịu

– Bệnh nhân suy tim

– Loạn trương lực

– Bị tác dụng phụ của một số thuốc như nitrogliserin, kháng sinh hoặc an thần liều cao

– Bị cơn đau bao tử, viêm tụy, thường đi kèm với đau vùng bụng và toát mồ hôi lạnh

– Nguyên nhân stress, trầm cảm, suy nhược cơ thể

– Người bình thường cũng có khả năng bị hạ huyết áp bất ngờ sau khi đi tắm hơi, xông hơi.

Bệnh hạ huyết áp: Nguyên nhân tụt huyết áp và mẹo sơ cứu nhanh
Bệnh hạ huyết áp: Nguyên nhân tụt huyết áp và mẹo sơ cứu nhanh

Hướng dẫn sơ cứu nhanh cho người bệnh hạ huyết áp

1. Lưu ý về tư thế

Khi người bệnh có dấu hiệu hạ huyết áp, tùy thuộc vào vị trí hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến những nơi thông thoáng hay để người bệnh nằm trên giường, với tư thế đầu hơi thấp, 2 chân kê cao. Sau đó đo huyết áp của bệnh nhân để đưa ra cách xử lý tình huống.

2. Cách thực hiện sơ cứu

Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc cũng có thể pha các loại nước như trà gừng, hay nước sâm, cà phê, nước chè đặc, bột tam thất, rau cần tây và nước nho, nấu đồ thức ăn đậm muối… cho người bệnh huyết áp thấp ăn uống.

3. Dùng thuốc hỗ trợ bệnh hạ huyết áp

Khi bị bệnh huyết áp, người bệnh phải hết sức cẩn thận và luôn luôn có thuốc dự phòng thuốc hỗ trợ hạ huyết áp như: heptamyl, coramin,… để dùng khi cần thiết. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard, cho rằng sôcôla chứa nhiều flavon có khả năng hỗ trợ tốt việc bảo vệ thành mạch máu do đó sôcôla được coi như một loại thuốc cấp cứu mà người bệnh tụt huyết áp nên mang theo trong người.

4. Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt

Day huyệt thái dương: Thấy xuất hiện dấu hiệu hạ huyết áp hãy sử dụng 2 ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở vị trí cuối mi mắt). Cần nhớ: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, phải day đi day lại cho người bệnh với mức độ mạnh dần. Làm như thế tầm 20 – 50 lần.

Day huyệt phong trì: Vị trí của huyệt này là ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Đặt 1 ngón tay lên trên huyệt phong trì, 4 ngón còn lại ôm lấy đầu và day, sau đó bấm mạnh vào huyệt đó tầm 10 lần.

Vuốt trán: Sử dụng 2 ngón tay vuốt từ giữa trán đến hai bên sang cuối huyệt thái dương. Làm lặp đi lặp lại động tác khoảng tầm 30 lần.

Bệnh hạ huyết áp: Nguyên nhân tụt huyết áp và mẹo sơ cứu nhanh
Mẹo sơ cứu nhanh cho người tụt huyết áp

5. Căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp

– Nếu hạ huyết áp do bệnh nhân bị sốt hay tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch cho người bệnh theo đường tĩnh mạch.

Ăn gì để tăng huyết áp? Trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh mãn tính mà hạ huyết áp thì cần uống thuốc theo bệnh mãn tính. Giả sử: bệnh nhân bị suy tim dẫn tới tụt huyết áp cần phải uống thuốc trợ tim,…

Đối với các trường hợp bệnh hạ huyết áp nặng dẫn tới sốc, kèm các biểu hiện như vã mồ hôi, đỏ mặt hay mạch nhanh, yếu, thở nông, da tái nhợt… cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm