Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh hoang tưởng ở người già là gì? Hướng dẫn chăm sóc điều trị

Ngày 27/12/2022
Kích thước chữ

Bệnh hoang tưởng ở người già là một dạng bệnh lý thần kinh nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ không thể phân biệt được rõ ràng đâu là sự thật, đâu là những gì mà họ chỉ tưởng tượng ra. Vậy bệnh này có triệu chứng và nguyên nhân là gì? Cách chăm sóc người già khi bệnh hoang tưởng như thế nào?

Bệnh hoang tưởng ở người già là khi người lớn tuổi có những suy nghĩ, hành vi bất thường. Đây là một trong những vấn đề về tâm thần thường xảy ra ở người từ 60 tuổi trở lên. Bệnh hoang tưởng thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Hoang tưởng ở người già là gì?

Bạn đang chăm sóc một người lớn tuổi và họ có các dấu hiệu lo lắng tột độ vô căn cứ và hoang tưởng thì rất có thể người ấy đang mắc bệnh hoang tưởng ở người già. Theo tiến sĩ Leslie Kernisan thì tình trạng này khá phổ biến ở người từ 60 tuổi trở lên. Bệnh nhân thường sợ hãi, căng thẳng, phàn nàn và thường xuyên tác động bằng lời nói hay hành động với các thành viên trong gia đình. Những suy nghĩ của họ thường phi lý, hoang tưởng và đôi khi lố bịch.

Bệnh hoang tưởng ở người già là một dạng của chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng Bệnh hoang tưởng ở người già là một dạng của chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng

Bệnh hoang tưởng ở người già là một dạng của chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng. Khi bị bệnh, người già có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân và cả người thân xung quanh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tăng dần theo thời gian vì vậy, người bệnh cần được điều trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh hoang tưởng ở người lớn tuổi

Theo nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần thì bệnh lý này hình thành và phát triển do nhiều nguyên nhân. Dưới đây, là một số nguyên nhân có khả năng gây bệnh hoang tưởng ở người già:

  • Bệnh Alzheimer.
  • U não.
  • Lạm dụng một số loại thuốc.
  • Suy giảm nhận thức.
  • Mê sảng.
  • Mất trí nhớ.
  • Các triệu chứng loạn thần khởi phát muộn do bệnh tâm thần như: Tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn ảo giác, rối loạn lưỡng cực,…).
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tổn thương mạch máu do bệnh đột quỵ, chấn thương vùng đầu, giảm oxy lên não.
  • Bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bị bệnh nhưng không rõ nguyên nhân. Những ai có tiền sử nghiện rượu, bia và chất kích thích thường có nguy cơ bị bệnh hoang tưởng cao hơn những người không nghiện.

Triệu chứng thường gặp

Lo lắng, hoang mang thái quá là hai trong những biểu hiện thường gặp ở người lớn tuổi. Nếu người cao tuổi nghi ngờ ai đó ăn cắp tiền trong khi họ là người giữ tiền hoặc không nhận thức được ngày tháng thì các bạn hãy nhanh chóng liên hệ ngay với bác sĩ. Đó không phải là sự lú lẫn khi lớn tuổi mà là một tình trạng bệnh lý.

Triệu chứng của người bệnh hoang tưởng Người bệnh hoang tưởng ở người già

Ngoài ra, người chăm sóc cũng cần chú ý về tần suất và mức độ nghiêm trọng của những hành vi hoang tưởng. Người bệnh hoang tưởng ở người già sẽ thường có các triệu chứng sau đây:

  • Kích động, thận trọng hoặc cảm thấy căng thẳng không có lý do.
  • Cảm thấy mình luôn bị buồn bực, bị đối xử bất công.
  • Nghe thấy những tiếng động lạ.
  • Nhìn thấy người hoặc động vật không hiện diện ở đó (Đây có thể là do vấn đề về thị lực hoặc tác dụng phụ của thuốc).
  • Nghe nhiều tiếng nói chuyện sau lưng mình.

Triệu chứng của bệnh hoang tưởng ở người già có mức độ và tần suất không giống nhau giữa những người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ gặp ảo mộng, giảm thị lực, suy giảm trí nhớ, đau nửa đầu và thường xuyên mê sảng. Người bệnh cũng gặp khó khăn trong các hoạt động thể chất, rối loạn giấc ngủ và chán ăn. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ bị rối loạn hành vi, tránh tiếp xúc với người khác, nói chuyện một mình,…

Theo các chuyên gia, những người sống trong môi trường xã hội không thân thiện sẽ dễ dẫn đến sự kích động, lo lắng và căng thẳng cao độ khi họ lớn tuổi. Chính vì vậy, người thân cần quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống của bệnh nhân và giúp họ giảm thiểu căng thẳng.

Chăm sóc người già bị hoang tưởng

Theo WebMD, việc chẩn đoán bệnh hoang tưởng ở người già sẽ gặp nhiều khó khăn do bệnh có nhiều biểu hiện phức tạp và ít phụ thuộc vào các quy luật. Chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh hoang tưởng cũng là việc không dễ dàng. Bệnh nhân có xu hướng xa lánh gia đình và khiến những người chăm sóc họ sợ hãi, mệt mỏi, căng thẳng vì nhiều yêu cầu cao nhưng vô lý.

Lưu ý khi chăm sóc người già bị hoang tưởng Lưu ý khi chăm sóc người già bị hoang tưởng

Tuy nhiên, người già bị hoang tưởng dễ kích động và tự gây nguy hiểm đến tính mạng của mình nếu không có ai chăm sóc. Dưới đây là một số lưu ý giúp cho việc chăm sóc người cao tuổi bị bệnh hoang tưởng thuận lợi hơn:

  • Cố gắng kiên nhẫn và thấu hiểu những gì bệnh nhân đang trải qua.
  • Đừng bỏ qua bất cứ thay đổi nhỏ nào trong hành vi của bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng ở người già. Theo thời gian, những điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Điều quan trọng hơn là phải trấn an và xác định cảm xúc của bệnh nhân, đừng cố gắng đưa ra những lời giải thích.
  • Hình thành thói quen viết nhật ký hành vi bệnh nhân, điều này giúp bạn theo dõi những chuyển biến tích cực của bệnh nhân.
  • Theo dõi cẩn thận hành vi của người bệnh và các nguyên nhân gây bệnh hoang tưởng ở người già.
  • Lưu giữ hồ sơ về hành vi của bệnh nhân là một công cụ hữu ích cho các bác sĩ điều trị.
  • Bất cứ ai cũng muốn được lắng nghe và yêu thương, đặc biệt là với bệnh nhân bị bệnh hoang tưởng.
  • Cố gắng tìm hiểu xem điều gì làm kích hoạt cảm xúc của bệnh nhân.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa.

Hầu hết các trường hợp bệnh hoang tưởng ở người già đều có thể điều trị nếu có sự can thiệp kịp thời và đúng cách của bác sĩ. Tuy nhiên, người thân của người bệnh cần thận trọng trong việc dùng thuốc ức chế hoang tưởng và thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này chỉ có thể kìm hãm chớ không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin