Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Ngày 31/10/2024
Kích thước chữ

Mỗi người đều có lúc cảm thấy mình không thể hoàn thành một điều gì đó một cách hoàn hảo. Đối với phần lớn, cảm giác này chỉ là tạm thời và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên, có những người lại phải đối mặt nỗi sợ không hoàn hảo, điều này có thể gây trở ngại lớn cho cuộc sống hàng ngày của họ. Vậy hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì?

Hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì? Cuộc sống thường không diễn ra theo những gì ta mong muốn, sau những lần thất bại, phần lớn chúng ta có thể học cách chấp nhận rằng sự không hoàn hảo là một phần tự nhiên của hành trình. Tuy nhiên, đối với những người mắc hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo, đây là một rào cản lớn, ngăn cản họ tận hưởng cuộc sống và tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống.

Hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì?

Hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì? Hội chứng không hoàn hảo (Atelophobia) là một loại nỗi sợ khiến người mắc thường xuyên cảm thấy lo lắng quá mức trước những sai lầm. Người mắc hội chứng Atelophobia thường có xu hướng né tránh các tình huống có thể dẫn đến thất bại, từ đó khiến họ trở nên lo âu, trầm cảm và cảm giác tự ti.

Khác với chủ nghĩa hoàn hảo, vốn đòi hỏi sự hoàn mỹ trong mọi việc, Atelophobia tập trung vào nỗi sợ hãi mất mát hoặc không đạt được tiêu chuẩn mong muốn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống như học tập, công việc và cả các mối quan hệ xã hội cũng như gia đình.

Hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 1
Hội chứng không hoàn hảo khiến bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng về những việc đã làm

Nguyên nhân gây ra hội chứng không hoàn hảo

Sau khi đã tìm hiểu hội chứng không hoàn hảo là gì, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân để có hướng giải pháp điều trị thích hợp. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo, cụ thể như:

  • Tác động từ quá khứ: Những trải nghiệm đau thương, chẳng hạn như một sai lầm không thể khắc phục hoặc một thất bại lớn, có thể để lại những vết thương tâm lý sâu sắc. Những ký ức này khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi có thể tái diễn tình huống tương tự trong tương lai.
  • Môi trường nuôi dưỡng: Nếu lớn lên trong một gia đình có yêu cầu cao và theo đuổi sự cầu toàn. Điều này dẫn đến áp lực phải làm hài lòng mọi người xung quanh, bởi việc mắc sai lầm có thể bị chỉ trích, mất đi tình yêu thương và sự tôn trọng.
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy rằng Atelophobia có thể có tính di truyền, nghĩa là nếu có người thân trong gia đình mắc phải chứng sợ hãi này, bạn có khả năng cao hơn có thể mắc hội chứng không hoàn hảo này.
Hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 2
Môi trường nuôi dưỡng có thể là nguyên nhân khiến bạn thường lo lắng với mọi thứ không hoàn hảo

Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo

Để nhận biết liệu bạn có mắc phải hội chứng không hoàn hảo, bạn có thể quan sát một số đặc điểm sau đây ở bản thân:

  • Đặt ra mục tiêu không thực tế: Bạn có xu hướng thiết lập những tiêu chuẩn quá cao và khó đạt được, khiến cho bất kỳ thành quả không được chấp nhận đối với bạn.
  • Đánh giá bản thân nghiêm khắc: Bạn thường xuyên tự chỉ trích, ghét bản thân một cách thái quá, cảm thấy không hài lòng với chính mình khi không đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
  • Khó chịu với những lời chia sẻ: Những lời chia sẻ, góp ý từ những người xung quanh có thể khiến bạn cảm thấy bị tấn công, cho rằng bạn không hoàn hảo.
  • Cảm giác sợ hãi và đau khổ: Khi đối diện với những tình huống mà bạn cảm thấy không đạt được kết quả tốt nhất, bạn có thể cảm thấy căng thẳng hoặc hoảng sợ, đi kèm với các triệu chứng thể chất như nhịp tim nhanh, khó thở, buồn nôn, run rẩy, hoặc đổ mồ hôi.
  • Tránh né các tình huống: Bạn có thể né tránh những công việc, nhiệm vụ hoặc tình huống mà bạn nghĩ rằng mình sẽ không thể thực hiện một cách hoàn hảo.
  • Lặp lại những sai lầm trong quá khứ: Bạn thường cảm thấy bản thân lặp lại những sai lầm trước đây, khiến bạn cảm thấy khó chịu và không thoải mái.
Hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 3
Người mắc hội chứng không hoàn hảo thường tự chỉ trích bản thân làm không tốt

Làm thế nào để đối phó với hội chứng không hoàn hảo?

Để vượt qua hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo, một số chuyên gia đã cho lời khuyên, bạn cần nên áp dụng các cách thức sau đây:

  • Chấp nhận việc phạm sai lầm: Bắt đầu từ những sai lầm nhỏ để dần làm quen với việc mắc lỗi mà không lo lắng về hậu quả. Từ đó, bạn sẽ chấp nhận những sai lầm lớn hơn và xem chúng như là một phần bình thường của cuộc sống.
  • Thực hành các phương pháp giúp bình tĩnh: Áp dụng thiền định, yoga hoặc tập luyện thể chất có thể giúp bạn giảm bớt những áp lực từ sự cầu toàn. Đồng thời, kết hợp nghe nhạc cũng có thể là một cách hiệu quả để xoa dịu tâm trạng.
  • Chia sẻ cùng người thân: Bạn có thể chia sẻ nỗi sợ hãi và cảm xúc của bản thân đối với người thân. Người thân sẽ cho bạn cảm giác yêu thương, quan tâm với những gì bạn đã nỗ lực đạt được.
Hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 4
Thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những áp lực bạn đặt ra trong cuộc sống

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về hội chứng nỗi sợ không hoàn hảo là gì. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết để vượt qua nỗi sợ này. Đừng quên thường xuyên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích cho bản thân và gia đình bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin