Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Lao phổi

Lao phổi: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng bệnh

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Lao phổi (Pulmonary Tuberculosis) là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm đau ngực, khó thở và ho dữ dội. Lao phổi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung lao phổi

Lao phổi là bệnh lý viêm nhiễm nhu mô phổi do trực khuẩn lao gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm, lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp, không phải là bệnh di truyền.

Nguyên nhân gây bệnh lao là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, hay còn gọi là trực khuẩn Koch. Đây là một loại khuẩn hình que, sinh sản nhanh và bền vững, có thể sống vài tuần trong không khí và nước. Nếu bệnh nhân khạc đờm xuống đất ẩm và nơi tối thì trực khuẩn lao lại tồn tại đến 2 - 3 tháng.

Khuẩn lao xâm nhập cơ thể khi hít thở không khí ô nhiễm (do người bệnh khạc nhổ, ho, hắt hơi), khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh, khi dùng chung đồ ăn thức uống với người mắc lao.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các giai đoạn của lao phổi

Triệu chứng lao phổi

Những dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi

Bệnh nhân có các biểu hiện đặc trưng sau đây:

  • Ho dai dẳng kéo dài trên 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất;
  • Đau tức ngực, khó thở;
  • Sốt, ớn lạnh về chiều;
  • Đổ mồ hôi ban đêm (đặc biệt trẻ em);
  • Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Cảm giác mệt mỏi kéo dài.

Nếu không điều trị, bệnh lao có thể gây tử vong. Bệnh hoạt động không được điều trị thường ảnh hưởng đến phổi của bạn, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bạn.

Hiểu rõ triệu chứng, hành động ngay: Các triệu chứng khi mắc lao phổi là gì và bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lao phổi

  • Ho ra máu. Bệnh lao làm hoại tử thành của một động mạch, là biến chứng gây tử vong trong vòng vài phút.
  • Tràn khí màng phổi do vỡ một hang lao vào khoang màng phổi, là biến chứng nặng. Vi khuẩn lao từ hang lao nhiễm vào màng phổi và gây ra tràn mủ - tràn khí màng phổi. Điều trị khó khăn, vừa điều trị lao, vừa phải đặt ống dẫn lưu màng phổi.
  • Tràn dịch màng phổi có thể xảy ra sau khi bệnh lao đã được chữa khỏi tạo thành các di chứng của bệnh lao phổi.
  • Giãn phế quản.
  • Suy hô hấp mãn.
  • U nấm phổi do vi nấm Aspergillus fumigatus sinh sản trong một hang lao cũ trong phổi.
Lao phổi 1
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân lao phổi

Nguyên nhân chính gây ra bệnh hiện nay là do trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) thuộc họ Mycobacteriaceae. Vi khuẩn lao được Robert Koch phân lập năm 1882, được gọi tắt là BK (Bacille de Koch).

Trực khuẩn lao kháng lại cồn và acid ở nồng độ diệt được vi khuẩn khác. Trực khuẩn lao sống được trong đờm trong vòng vài tuần, trong rác ẩm và tối, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời. Bệnh lao phổi rất dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp. Khả năng lây lan mạnh trong thời gian chưa được điều trị. Theo thống kê cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, trại tập trung... trước khi người bệnh được điều trị.

Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Bệnh lao phổi có thể lây lan qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí.

  • Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp.
  • Lây thông qua những vết trầy, xước, các vết thương khi cọ xát với người bị bệnh.
  • Sinh hoạt chung với người bệnh lao phổi.
  • Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con.
  • Bệnh lao phổi lây qua đường tình dục.

Xem thêm thông tin: Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả?

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Vì sao bị lao phổi nhưng không ho?

Có phải ai bị lây nhiễm vi khuẩn lao cũng mắc lao phổi?

Làm sao để nhận biết bạn đã bị nhiễm lao phổi?

Hỏi đáp (0 bình luận)