Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Liệt dây thần kinh số 7 đem lại rất nhiều những ảnh hưởng khác nhau trong cuộc sống của những bệnh nhân mắc phải. Vậy căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Đó là thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân khi chẳng may mắc bệnh.
Liệt dây thần kinh số 7 hay còn gọi là liệt mặt và bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh được chia thành hai nhóm chính là liệt dây thần kinh số 7 trung ương và liệt dây thần kính số 7 ngoại biên. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra với những biến chứng rất nguy hiểm mà những bệnh nhân mắc phải không được chủ quan. Đối với liệt 7 trung ương, bệnh có xu hướng xảy ra tại não như biến chứng áp xe não, tai biến mạch máu não, não có khối máu tụ hoặc do yếu tố viêm màng não gây ra. Lúc này bệnh được đánh giá là tình trạng nguy hiểm.
Đối với liệt mặt ngoại biên, tình trạng này thường diễn biến nhẹ hơn với đa số trường hợp xảy ra do bị nhiễm lạnh hay còn gọi là trúng gió. Bệnh dù nặng hay nhẹ, đều có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng bất thường nào đó xảy ra tại cơ mặt, bệnh nhân nên thăm khám càng sớm càng tốt, bởi điều đó có ý nghĩa rất to lớn cho việc điều trị bệnh.
Liệt dây thần kinh 7 xảy ra rất phổ biến hiện nay và do vô số nguyên nhân gây ra trong đó có yếu tố do lối sống của người mắc phải. Bệnh được đánh giá nguy hiểm hay không nguy hiểm, được chữa khỏi hay không chữa khỏi hoàn toàn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Khi thăm khám, đối với bệnh nhân có triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám nhằm xác định mức độ trong sọ hay ngoài sọ. Ở giới hạn liệt dây thần kính số 7 chỉ xảy ra ngoài sọ, bệnh nhân sẽ được xác định chính xác không phải nguyên nhân do não hoặc xương gây nên với những biểu hiện như sau:
Khi đó, bệnh nhân có thể bị liệt dây thần kinh số 7 với nguyên nhân do lạnh. Đồng thời, khi bệnh được phát hiện và điều trị tích cực, đúng cách, với nhiều phương pháp kết hợp khác nhau như vừa sử dụng thuốc, vừa châm cứu thì bệnh nhân hầu hết có thể được chữa khỏi từ 1 đến 3 tháng. Không những thế, những bệnh nhân trẻ tuổi có khả năng hồi phục nhanh hơn khi được điều trị đúng cách. Những người cao tuổi thì thường hồi phục chậm hơn và có khả năng thể không chữa khỏi hoàn toàn.
Liệt dây thần kinh số 7 khi được phát hiện trong sọ, trong xương đá, do những nguyên nhân như u não, áp xe não, đột quỵ não, tai biến mạch máu não… việc phục hồi hay chữa khỏi còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe bệnh nhân, bị liệt mặt có kèm theo liệt nửa người, liệt mặt kèm mất thính lực... Do đó, khi phát hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh, bệnh nhân nên được thăm khám càng sớm càng tốt nhằm được điều trị tích cực, đúng cách nhằm có thể cải thiện triệu chứng giúp cho bệnh không tiến triển nặng thêm.
Đối với những trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7 ở mức độ nặng và áp dụng các biện pháp điều trị muộn thì rất khó để được điều trị khỏi và thậm chí trong đó có khoảng 80 - 90% trường hợp bệnh nhân sẽ bị méo miệng khi cười. Dưới đây là những biến chứng của bệnh lý này gây ra:
Phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7 không quá khó khăn và mỗi người có thể tự áp dụng với mục đích bảo vệ cho sức khỏe của chính mình. Cụ thể như sau:
Không những thế, những bệnh nhân đã được chẩn đoán tình trạng liệt mặt nên chọn các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, máy móc hiện đại để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách nhằm hạn chế sự tái phát sau này.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi được không hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Bệnh khi được phát hiện sớm, được điều trị đúng cách có khả năng hồi phục rất cao. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, mọi giới tính từ người trưởng thành đến người già và cả phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, dù trong bất kì trường hợp nào bệnh nhân cũng nên lạc quan, sẵn sàng để đối mặt và tin tưởng bác sĩ điều trị.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp