Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bệnh loãng xương ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?

Ngày 07/12/2017
Kích thước chữ

Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải. Do đó, quan tâm phòng tránh bệnh loãng xương ở trẻ em ngay

Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải. Do đó, quan tâm phòng tránh bệnh loãng xương ở trẻ em ngay từ khi còn nhỏ là điều hết sức cần thiết.

Loãng xương – Bệnh không chỉ ở người già

Loãng xương là tình trạng tăng phần xốp của xương do giảm mật độ xương do sự suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung xương. Đây chính là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng của 2 quá trình tạo xương và hủy xương cụ thể là quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường.

Bệnh loãng xương ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?
Bệnh loãng xương ở trẻ em không có biểu hiện rõ nét nhưng từng chút một

Bệnh loãng xương ở trẻ em không có biểu hiện rõ nét nhưng từng chút một, ngày qua ngày nó làm cho hệ xương khớp của trẻ bị yếu đi, đặc biệt ở cột sống và dọc theo các chi. Những trẻ bị loãng xương thường có khối lượng xương đỉnh thấp hơn so với người lớn.

Việc mất một khối lượng xương từ những năm tháng đầu đời có thể khiến trẻ có đối mặt với nguy cơ bị biến chứng lâu dài như gãy xương. Nếu không được chữa trị kịp thời thì khả năng trẻ bị cong vẹo cột sống, gù lưng hay giảm chiều cao là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Loãng xương ở trẻ em – nguyên nhân do đâu?

– Những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thể chất yếu, chế độ ăn thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi, phospho, magie trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D,…sẽ làm bộ xương không đạt được khối lượng khoáng chất đỉnh ở tuổi trưởng thành. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương hoặc các bệnh lý liên quan đến xương khớp sau này.

– Ít hoạt động thể lực cũng như ít hoạt động ngoài trời sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì những trẻ hiếu động, tinh nghịch thường có nguy cơ loãng xương ở trẻ em hoặc mắc các bệnh về xương khớp ít hơn.

– Trẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa làm hạn chế khả năng hấp thu canxi, vitamin D cũng có nguy cơ bị loãng xương.

– Yếu tố di truyền, gia đình cũng có tác động đến hệ xương khớp của trẻ. Nếu trong gia đình có bố mẹ, chị gái bị loãng xương thì trẻ em sinh ra hoàn toàn có nguy cơ gặp phải tình trạng loãng xương hay xương khớp yếu.

Canxi chính là chìa khóa giúp cấu tạo mô xương để hệ xương khỏe mạnh và nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng phòng tránh loãng xương ở trẻ em. Do đó, cần tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên để thúc đẩy sự tăng trưởng của xương. Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên chú ý bổ sung canxi ở giai đoạn trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, điều này sẽ giúp tăng mức khoáng hóa xương cho trẻ và là tiền đề cho hệ xương khớp phát triển ở giai đoạn dậy thì.

Bệnh loãng xương ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?
Canxi chính là chìa khóa giúp cấu tạo mô xương để hệ xương khỏe mạnh

Nhu cầu canxi khác nhau theo lứa tuổi và tình trạng sinh lý. Dưới đây là bảng nhu cầu canxi theo lứa tuổi như sau:

– Trẻ 0 – 5 tháng có nhu cầu 300 mg/ngày

– Trẻ 6 – 11 tháng có nhu cầu 400mg/ngày

– Trẻ 1- 3 tuổi có nhu cầu 500mg/ngày

– Trẻ 4- 6 tuổi có nhu cầu 600mg/ngày

– Trẻ 7- 9 tuổi có nhu cầu 700mg/ngày

– Thiếu niên 10-18 tuổi có nhu cầu 1.000mg/ngày

Sữa và các chế phẩm của sữa sẽ là nguồn cung cấp canxi quan trọng. Ngoài ra, nguồn canxi dồi dào được tìm thấy rất nhiều trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, ngao, ốc, lòng đỏ trứng. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung viên uống bổ sung canxi – CaIci K2 sản xuất tại Đan Mạch bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, mang lại hiệu quả trong việc giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng chống loãng xương, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin