Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Bệnh phong cùi có lây không? Bệnh lý này có nguy hiểm không?

Ngày 16/12/2022
Kích thước chữ

Bệnh phong cùi từng là một căn bệnh đáng sợ mỗi khi được nhắc tới. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây tổn thương cho tứ chi. Vậy bệnh phong cùi có lây không? Cách điều trị và phòng bệnh thế nào cho hiệu quả?

Bệnh phong cùi là căn bệnh thường gặp ở những năm 90 và gây thương tật cho nhiểu người tại nước ta. Tuy ngày nay căn bệnh này không còn phổ biến nhưng bạn cũng không thể chủ quan vì bệnh cực kỳ nguy hiểm. Liệu bệnh phong cùi có lây không? Phải làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này?

Bệnh phong cùi và những điều cần biết

Bệnh phong là bệnh do vi khuẩn mang tên Hansen gây ra. Bệnh phong cùi sẽ làm viêm loét da và tổn thương thần kinh, yếu cơ. Điều nguy hiểm mà bệnh phong cùi gây nên là nếu không kịp thời điều trị thì sẽ dễ bị tàn tật vĩnh viễn. Bệnh phong cùi rất phổ biến ở các nước khu vực khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Bệnh phong cùi có lây không? Bệnh nguy hiểm như thế nào? 1 Bệnh phong cùi rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Các triệu chứng thường xuất hiện ở người bị phong cùi:

  • Nổi dát, mảng, cục màu trắng, màu đỏ hay nâu ở trên da.
  • Tổn thương dây thần kinh ngoại vi gây mất cảm giác ở vùng da tổn thương, gây yếu cơ, yếu tay chân, liệt tay chân. 
  • Lở loét đáo lòng bàn chân, co rút biến dạng ngón tay, ngón chân bị tiêu xương.
  • Mắt thỏ, không nhắm kín được.

Bệnh phong cùi có lây không là vấn đề chúng ta nên quan tâm bởi hậu quả mà bệnh gây ra rất nguy hiểm. Các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở người bị phong cùi có thể kể đến như:

  • Biến dạng tay, chân trên cơ thể.
  • Rụng tóc, rụng lông mi và lông mày.
  • Tay chân bị liệt hoàn toàn.
  • Nghẹt mũi, hay chảy máu cam hoặc bị xẹp vách ngăn mũi.
  • Tăng nhãn áp, nặng hơn là bị mù loà.
  • Bị suy thận hoặc gây thoái hóa thận dạng bột. 
  • Suy giảm chức năng tình dục, rối loạn cương dương hay vô sinh.

Bệnh phong cùi có lây không?

Bệnh phong cùi có lây không? Bệnh nguy hiểm như thế nào? 2 Bệnh phong cùi có lây không là câu hỏi rất phổ biến
Thật không may rằng căn bệnh này có thể lây lan từ người sang người. Hai con đường lây chính là qua đường hô hấp và đường tiếp xúc:
  • Lây bệnh qua đường hô hấp: Một người mắc bệnh phong cùi mỗi ngày có thể giải phóng hơn 100 triệu vi khuẩn Hansen qua đường hô hấp và dịch tiết ra từ mũi, họng. Đặc biệt loại vi khuẩn này còn sống được bên ngoài môi trường từ 1 - 2 tuần. Những nơi ẩm thấp và thiếu ánh sáng là nơi trú ngụ yêu thích của nó. Vậy nên nếu ở chung trong một không gian với người bệnh phong cùi thì khả năng cao bạn sẽ bị nhiễm bệnh.
  • Lây bệnh qua đường tiếp xúc: Nếu dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì nguy cao sẽ bị lây bệnh. Tuy nhiên, tốc độ lây còn phụ thuộc vào từng đối tượng. Nếu bạn là người có sức đề kháng tốt thì thông qua tiếp xúc thông thường rất khó lây bệnh. Ngược lại, nếu có sức đề kháng kém, môi trường sống thiếu sáng, mất vệ sinh thì rất dễ lây bệnh. 

Bệnh phong cùi đặc biệt nguy hiểm ở chỗ chúng có thời gian ủ bệnh rất lâu. Bởi vi khuẩn gây bệnh có đặc tính tăng sinh rất chậm trong cơ thể. Tuy ủ bệnh lâu là thế nhưng khi khởi phát thì cơ thể đã ẩn chứa một lượng vi khuẩn cực lớn. Từ đó, chúng ngay lập tức đục khoét cơ thể, thậm chí tử vong chỉ sau thời gian ngắn phát bệnh. 

Cách điều trị và phòng tránh bệnh

Sau khi tìm hiểu bệnh phong cùi có lây không, chúng ta cần quan tâm đến cách chữa và phòng căn bệnh này. 

Điều trị

Bệnh phong cùi có lây không? Bệnh nguy hiểm như thế nào? 3 Dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh phong cùi

Điều trị bệnh phong càng sớm thì hiệu quả lành bệnh càng cao và ít để lại biến chứng. Chủ yếu bệnh này được khống chế bởi thuốc:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn Hansen dứt điểm. Tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kết hợp hai hay nhiều loại kháng sinh khác nhau cùng lúc. Để chữa khỏi bệnh phong cùi có thể mất 6 tháng đến 1 năm.
  • Thuốc chống viêm: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm thuộc nhóm steroid để kiểm soát các cơn đau dây thần kinh và những tổn thương do bệnh gây ra.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Thalidomide là thuốc ức chế miễn dịch dùng để điều trị các nốt u trên da ở người bệnh. Tuy nhiên thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng với phụ nữ mang thai nên không dùng cho đối tượng này.

Chăm sóc

Do đặc tính bệnh gây viêm loét nên khi chăm sóc người bệnh cần đặc biệt chú ý:

  • Phải đeo đồ bảo hộ để không tiếp xúc trực tiếp các vết loét trên da người bệnh.
  • Cho người bệnh trước khi đi ngủ ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm khoảng 15 phút để da mềm và tránh khô da. Sau đó thoa thuốc vào các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân và vùng bị da khô.
  • Nếu xuất hiện vết thương trên cơ thể thì phải phải rửa sạch vết thương, ngâm nước trong 15 phút rồi băng lại bằng vải sạch. 
  • Bên cạnh đó thường xuyên cho người bị phong cùi ăn các thực phẩm như rau cải cay,  tỏi tươi, nghệ vàng và uống nước trà để hỗ trợ cơ thể chống viêm nhiễm hiệu quả.

Phòng tránh

Hiện nay chưa có vắc xin để phòng bệnh phong cùi, vậy nên cách tốt nhất để phòng bệnh là:

  • Không tiếp xúc gần với người mắc bệnh phong cùi.
  • Thường xuyên theo dõi sức khoẻ và đi khám ngay khi có dấu hiệu lạ trên da hay bất kỳ đâu trên cơ thể.
  • Ăn uống lành mạnh, đặc biệt tăng cường tiêu thụ thực phẩm Vitamin C, kẽm để nâng cao sức đề kháng, chống viêm loét.
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống xung quanh đủ ánh sáng và không bị ẩm thấp.
  • Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc bệnh phong cùi có lây không. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này và chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả. 

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin