Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh sởi lây như thế nào, con đường lây lan chủ yếu qua hô hấp, khi bệnh nhân có vi rút sởi thì vi rút này trú ngụ ở họng. Do đó, chỉ cần hắt hơi, ho sẽ đưa vi khuẩn ra ngoài và người hít phải sẽ nhiễm vi rút nếu không có kháng thể sẽ phát bệnh.
Thứ nhất lây qua đường hô hấp
Sởi là một rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần trong không khí có virus sởi, người lành hít phải sẽ lây bệnh ngay. Trường hợp này thường do người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, phát tán virus vào không khí khiến người khác hít phải rồi mắc bệnh.
Bệnh sởi lây như thế nào? Chính là rất dễ lây lan thành dịch do thời gian ủ bệnh, các triệu chứng của bệnh sởi lúc này gần giống với cảm cúm nên nhiều người mang mầm bệnh thậm chí chưa nghĩ mình mắc sởi nên vẫn đi làm hay đi học bình thường. Người xung quanh hầu như không nghi ngờ người đó mang virus sởi nên không có biện pháp phòng tránh. Từ đó, đã cơ hội tốt để virus phát tán ra ngoài không khí và lây bệnh sang những người khác.
Bệnh sởi lây qua đường hô hấp như hắt hơi, nói chuyện
Lây trực tiếp
90% người nếu chưa tiêm phòng khi tiếp xúc với người bị sởi sẽ lây bệnh. Cổ họng và mũi là nơi có virus siêu vi sởi. Do vậy, khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như việc nói chuyện, người lành rất dễ mang bệnh. Đặc biệt, các giọt nước có siêu vi sởi rơi xuống các vật dụng xung quanh, người lành chỉ cần vô tình sờ phải rồi tiếp xúc với mũi, miệng cũng sẽ mắc bệnh sởi.
Lây gián tiếp
Ở môi trường ngoại cảnh, virus sởi thường đã bị tiêu diệt, nên cách lây truyền này thường ít gặp.
Trong giai đoạn dịch sởi đang diễn ra, các bạn cần lưu ý mấy điểm sau:
Do đặc điểm dễ lây lan, nên sởi có thể nhanh chóng trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng bệnh kịp thời. Cho nên, khi phát hiện thấy cơ thể mình xuất hiện hiện tượng ho dai dẳng, trẻ sốt cao liên tục, rất có thể bạn hoặc người thân đã nhiễm sởi nếu trước đó chưa được tiêm phòng sởi. Người chăm sóc bệnh nhân sởi cần đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân đảm bảo, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Hãy luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ để ngăn virut sởi lây lan
Trong trường hợp nếu xuất hiện biến chứng như thở nhanh kèm theo co giật, thì người nhà nên đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.
Để phòng chống bệnh sởi lây như thế nào?
Nói chung cần lưu ý mấy điểm sau:
- Thường xuyên nghe thông báo của ngành y tế về các bệnh dịch
- Cần áp dụng đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế cũng như của y tế cơ sở khi có dịch xảy ra, nhất là nắm rõ bệnh sởi lây như thế nào để có hướng cách li với người bệnh.
- Sởi có kiêng tắm không? Không nên kiêng tắm cho trẻ
-Khi trẻ bị sởi cha mẹ cần bình tĩnh và có thể tự điều trị theo các triệu chứng của bé như cho uống hạ sốt và trị ho, tiêu chảy cho sử dụng thuốc tiêu chảy.
-Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi. Những trẻ nằm ở trong vòng 8 - 12 tháng tuổi cần được tiến hành tiêm phòng sởi. Với trẻ sơ sinh, do lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ giúp trẻ không mang bệnh nên không cần tiêm phòng. Người lớn cũng nên tiêm phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không nên kiêng tắm cho con để tránh nhiễm trùng
Bệnh sởi lây như thế nào? có 3 con đường đó là: lây qua con đường hô hấp, trực tiếp hoặc gián tiếp. Dù lây qua đường nào sởi cũng rất dễ biến thành dịch. Do vậy bạn không nên chủ quan với bệnh sởi mà nên tiêm tiêm phòng trước khi mắc bệnh, hoặc nếu đã mắc nên đi khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm đáng tiếc
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.