Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh sởi và cách điều trị hiệu quả

Ngày 11/05/2018
Kích thước chữ

Tuy sởi là một bệnh lành tính thông thường nhưng lại có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm não đặc biệt ở trẻ là bệnh suy dinh dưỡng. Kiến thức về bệnh sởi và cách điều trị là mối quan tâm chung của nhiều người.

Tuy sởi là một bệnh lành tính thông thường nhưng lại có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm não đặc biệt ở trẻ là bệnh suy dinh dưỡng. Kiến thức về bệnh sởi và cách điều trị là mối quan tâm chung của nhiều người.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng tương tự cảm cúm, phát ban hồng... bệnh thường gặp ở những người không có khả năng miễn dịch chống lại virus và có thể tạo thành ổ dịch. Hãy cùng tìm hiểu bệnh sởi và cách điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh này nhé!

Bệnh sởi và cách điều trị hiệu quả 1

Bệnh sởi và cách điều trị hiệu quả

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi

Trong vòng 10- 12 ngày sau khi tiếp xúc virus, bệnh nhân sẽ xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:

- Sốt cao

- Ho khan

- Chảy nước mũi, nghẹt mũi, khàn giọng.

- Mắt đỏ, sợ ánh sáng, phù mi mắt

- Khám họng xuất hiện dấu koplik đây là những chấm trắng nhỏ khoảng 1 milimet, nổi trên niêm mạc má màu đỏ xung huyết, đối diện với răng hàm thứ nhất. Những điểm này biến mất nhanh chóng trong vòng 12- 18 giờ sau khi xuất hiện.

Tiến triển của bệnh: Người bệnh bắt đầu sốt cao 39- 40 độ C, các ban hồng bắt đầu xuất hiện ở sau sau tai theo đường tóc, sau đó lan ra đầu cổ, ngực, toàn thân. Các ban hồng này sẽ xuất hiện trong vòng 7 ngày và không có biểu hiện của ngứa. Các ban sẽ bay dần theo thứ tự mọc nhưng để lại những vết thâm trên da.

Bệnh sởi và cách điều trị hiệu quả 2

Mắt đỏ là 1 trong các triệu chứng của bệnh sởi

2. Sởi nguyên nhân từ đâu?

Tác nhân gây bệnh là virus sởi thuộc nhóm RNA paramyxovirus. Sởi lây lan qua đường hô hấp theo cơ chế giọt bắn

- Lây trực tiếp khi tiếp xúc với  bệnh nhân đang ho, hắt hơi, nói chuyện…

- Virus sởi thường chết bởi điều kiện ngoại cảnh nên lây gián tiếp rất ít

Bệnh Sởi có thể gây ra cho hơn 90% những người không có khả năng miễn dịch với virus mắc bệnh và khả năng cao tạo thành ổ dịch.

Người bệnh thường đã có thể lây lan cho người khác 4 ngày sau khi vết đỏ xuất hiện. Khi người bệnh ho, hắt xì, hay tiếp xúc, những dịch ở hầu họng nhỏ xíu có chứa virus bắn ra không khí và người khác hít vào có thể mắc bệnh.

Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng thường tấn công vào những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó chúng sẽ lan ra toàn cơ thể vì thế mà các vết ban cũng mọc theo thứ tự đó.

Tổn thương sởi là do sự tăng xuất tiết và tăng sinh các tế bào đơn nhân quanh các mao mạch, xảu ra chủ yếu ở da và niêm mạc hầu họng, thanh quản.... Giống như tổn thương ngoài da các hạt koplik ở niêm mạc má gồm xuất tiết huyết thanh và tăng sinh tế bào nội mạch.

Sởi bao lâu thì khỏi? Thực chất chưa có thuốc đặc trị dứt điểm bệnh sởi nhưng nếu bệnh sởi ở thể nhẹ thì sau khoảng 1 thời gian sẽ tự khỏi.

3. Các biến chứng của sởi

Bệnh sởi để lại nhiều biến chứng nếu không được chăm sóc cẩn thận nhất là ở những trẻ suy dinh dưỡng.

+ Viêm thanh quản

Viêm thanh quản trong sởi có thể xuất hiện dưới 2 bệnh cảnh:

- Viêm thanh quản sớm: xuất hiện trong thời kì viêm long hoặc phát ban. Bệnh nhân xuất hiện khó chịu khó thở về đêm. Bệnh xảy ra lành tính.

- Viêm thanh quản muộn: xuất hiện vào thời kì hồi phục với tình trạng khó thở thanh quản, sốt cao tăng vọt.

+ Viêm não

Người bệnh sốt cao, nhức đầu, nôn, cổ cứng rồi lơ mơ co giật. Biến chứng này không liên quan đến mức độ nặng nhẹ của bệnh sởi. Nếu bệnh xuất hiện sớm thì do virus sởi gây nên còn nếu xuất hiện muộn là do có tình trạng thoái hóa myeline bởi phải ứng miễn dịch.

Bệnh sởi và cách điều trị hiệu quả 3

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại

5. Điều trị và phòng bệnh

+ Điều trị:

Hiện tại chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu, bệnh chỉ đang điều trị triệu chứng sởi dạng nhẹ.

- Hạ sốt: sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, hay ibuprofen

- Thuốc ho, long đờm

- Sát trùng mũi họng

- Kháng sinh chống bội nhiễm

- Khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì dùng kháng sinh và corticoid.

- Chế độ ăn uống bổ sung vitamin và vi chất

+ Dự phòng:

  • Tiêm vắc-xin sởi

  • Cách ly tác nhân gây bệnh.

Với bài viết sởi và cách điều trị trên hi vọng các bạn có kiến thức đầy đủ để có thể phòng bệnh hoặc điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và có một vốn kiến thức nhất định khi nói về bệnh sởi nhé!

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sởi