Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh tay chân miệng là gì?

Ngày 10/01/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh tay chân miệng là gì? Tại sao lại mắc phải căn bệnh này? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh căn bệnh này, cùng tìm hiểu để biết bệnh tay chân miệng là gì và nguyên nhân từ đâu nhé. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có văc-xin dự phòng.

Bệnh tay chân miệng là gì? Tại sao lại mắc phải căn bệnh này? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh căn bệnh này, cùng tìm hiểu để biết bệnh tay chân miệng là gì và nguyên nhân từ đâu nhé. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có văc-xin dự phòng.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh này là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và cả ở mông. Bệnh phổ biến ở rất nhiều quốc gia châu Á và đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam.

Bệnh tay chân miệng là gì 1Đặc trưng của bệnh này là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và cả ở mông.

2. Bệnh này có giống với bệnh lở mồm long móng ở động vật không?

Không, không nên nhẫm lẫn bệnh tay chân miệng với bệnh lở mồm long móng gây ra bởi một loại vi rút khác và ảnh hưởng đến các loại gia súc, bò và lợn.

3. Bệnh này xảy ra ở đâu?

Các trường hợp đơn lẻ và bùng phát của bệnh tay chân miệng xảy ra trên toàn thế giới. Ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, các đợt bùng phát xảy ra quanh năm.

Các đợt bùng phát của bệnh tay chân miệng diễn ra vài năm một lần ở những khu vực khác nhau trên thế giới, nhưng phần lớn là ở châu Á trong những năm gần đây. Các nước ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng của số ca nhiễm bệnh ở châu Á bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.

Bệnh tay chân miệng HFMD rất phổ biến ở Việt Nam và xảy ra hàng năm. Ở miền Nam Việt Nam, số ca nhiễm bệnh này có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

4. Bệnh tay chân miệng có phải là bệnh mới không?

Sau câu hỏi “Bệnh tay chân miệng là gì?”, thì tiếp theo đó điều băn khoăn đây có phải là bệnh mới không. Bệnh tay chân miệng không phải là bệnh mới xuất hiện, trong tài liệu y khoa đã nói đến từ lâu. Tuy nhiên đa số bác sĩ và người dân đều không biết đến bệnh này, do trước đây bệnh chủ yếu là tác nhân coxsakie , bệnh diễn tiến lành tính. Gần đây trên thế giới đã phát hiện thêm một tác nhân mới rất nguy hiểm cũng gây ra bệnh này đó là enterovirus 71, tác nhân này nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng não và tim gây tử vong cao và rất nhanh.

Bệnh tay chân miệng là gì 2Bệnh tay chân miệng có phải là bệnh mới không?

5. Đường lây truyền của bệnh?

Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường nào? Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiêu hóa, thông thường gặp ở trẻ em và có khả năng gây nên dịch bệnh lớn.

6. Nguyên nhân của bệnh Tay chân miệng?

Bệnh Tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

7. Người bị lây nhiễm bệnh Tay chân miệng như thế nào?

Vi rút gây bệnh Tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh tay chân miệng nhiều nhất trong tuần đầu tiên, nhưng thời gian gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do vi rút vẫn tồn tại trong phân).

Bệnh tay chân miệng là gì 3Bệnh tay chân miệng không lây truyền từ người tới vật nuôi/động vật và ngược lại.

Với các triệu chứng và nguyên nhân trên, hẳn mọi người đã có được câu trả lời bệnh tay chân miệng là gì. Hãy nâng cao kiến thức để có những biện pháp phòng ngừa và nhận diện căn bệnh kịp thời nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm