Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường lầm tưởng rằng việc ăn trái cây sẽ làm cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng lên. Vậy nên họ hạn chế ăn. Bệnh tiểu đường nên ăn quả gì?
Bệnh tiểu đường nên ăn quả gì thì những loại quả dưới đây chính là câu trả lời phù hợp nhất.
Bưởi đỏ được đánh giá là loại quả lành mạnh cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Mỗi người người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng nửa quả bưởi đỏ.
Trong dưa hấu có hàm lượng vitamin B,C rất cao, cũng như lượng beta-carotene, kali và lycopenekhá thấp nên là loại trái cây khá tốt cho những người bệnh tiểu đường. Bạn chỉ nên ăn ít loại quả này vì hàm lượng đường trong nó khá cao.
Quả anh đào có đặc tính chống oxy hóa cao và lượng hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) góp phần ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Mỗi ngày bạn nên ăn bằng hoặc dưới 12 trái anh đào.
Trong cam có lượng vitamin C và kali cao, lượng carb thấp. Nó được đánh giá là một loại quả an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra nước cam còn là loại nước uống cho người tiểu đường nên bổ sung hàng ngày.
Đào có lượng vitamin A và vitamin C. Đào cũng có lượng kali và chất xơ cao, chỉ số đường (GI) thấp nên khá tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Trong táo có hàm lượng chống oxy hóa cao, đồng thời nó giúp giảm lượng cholesterol và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo khá tốt.
Nếu dùng đúng cách, đu đủ sẽ rất tốt cho cơ thể cũng như chữa được nhiều loại bệnh.
Bệnh tiểu đường nên ăn quả gì thì bạn đã có rất nhiều câu trả lời rồi phải không nào? Tuy nhiên, điều quan trọng chính là bạn phải cân nhắc trong quá trình chọn lựa loại quả để sử dụng. Một số loại quả có lượng đường cao thì nên hạn chế sử dụng hoặc sử dụng với một lượng vừa phải để đảm bảo cho sức khỏe tốt hơn.
Bệnh tiểu đường nên ăn quả gì và ăn bao nhiêu thì các bạn đã biết, giờ chỉ cần áp dụng nó một cách nghiêm túc vào cuộc sống của mình là được phải không nào? Chúc các bạn có những lựa chọn sáng suốt và luôn khỏe.
Diệu Linh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.