Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Phương pháp chữa bệnh trĩ nào an toàn và hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến hiện nay, bệnh lý này rất phổ biến và thường gặp sau tuổi 30, đặc biệt là ở những người làm việc văn phòng hoặc ngồi lâu ở một vị trí. Đây là một căn bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh, mà còn khiến họ gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để chữa bệnh trĩ? Phương pháp nào an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh trĩ và cách chữa trị căn bệnh này.
Đầu tiên ta cần hiểu rõ được nguyên nhân dẫn gây ra bệnh trĩ, từ đó mới đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Bệnh trĩ có tên tiếng Anh là Hemorrhoids. Đây là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. Bệnh trĩ thuộc một số các bệnh có liên quan đến đại trực tràng. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 35% đến 50% ở nước ta.
Bệnh được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại.
Tuy rằng bệnh trĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại khiến người bệnh trở ngại trong cuộc sống. Vì thế, nếu phát hiện bệnh, người bệnh nên tìm cách chữa trị bệnh trĩ càng sớm càng tốt. Vậy bệnh trĩ chữa như thế nào? Chúng ta cùng tìm lời giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.
Cách điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa thường sẽ áp dụng khi tình trạng trĩ ở cấp độ 1 và 2. Trĩ cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ, búi trĩ vẫn nằm trong ống hậu môn và chưa lòi ra ngoài. Trĩ cấp độ 2 là khi búi trĩ đã lòi ra khi đại tiện, nhưng sẽ tự động chui lại vào trong sau khi đi tiêu. Bạn có thể tự chữa bệnh trĩ tại nhà bằng một số phương pháp như sau:
Ngoài điều trị nội khoa, cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất còn phải áp dụng đồng thời phương pháp ngoại khoa. Trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa sẽ có 2 cách: Can thiệp thủ thuật và can thiệp phẫu thuật.
Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng can thiệp thủ thuật được thực hiện tại bệnh viện bởi các bác sĩ chuyên khoa khi trĩ ở cấp độ 1 và 2. Thắt dây chun búi trĩ là cách nhiều bác sĩ thực hiện nhất. Cách chữa bệnh trĩ này chỉ áp dụng cho trĩ nội. Búi trĩ sẽ rụng vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 10, sau khi bạn thắt dây chun. Thời gian này, bạn sẽ bị chảy máu nhẹ ở vùng hậu môn. Trong trường hợp bị bí tiểu hoặc đau nhức gây sốt, bạn nên đến bệnh viện khám sớm.
Ngoài thắt dây chun, bác sĩ còn điều trị bệnh trĩ bằng cách tiêm xơ chỉ định, quang đông hồng ngoài hoặc đốt laser búi trĩ.
Phương pháp can thiệp phẫu thuật được bác sĩ thực hiện khi bệnh nhân đã ở giai đoạn 3 hoặc 4 của bệnh trĩ. Tình trạng bệnh lúc này đã nặng và khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt. Trước đây, phẫu thuật trĩ sẽ áp dụng phương pháp Milligan - Morgan, Ferguson hay White Heat. Các bác sĩ sẽ cắt trực tiếp búi trĩ khiến cho lớp đệm ống hậu môn bị mất đi, khiến người bệnh dễ bị són phân. Sau phẫu thuật bệnh nhân cũng đau đớn kéo dài.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, các bác sĩ đã áp dụng phương pháp Longo để phẫu thuật bệnh nhân trĩ. Phương pháp này sử dụng công cụ khâu vòng để cắt bỏ một khoanh niêm mạc từ 2cm đến 5cm trên đường lược và đặt các đinh rập để khâu lại niêm mạc. Các mạch máu đi đến các búi trĩ cũng bị khâu cắt, góp phần làm cho các búi trĩ teo nhỏ lại. Cách này vẫn đảm bảo chữa triệt để bệnh trĩ nhưng không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Việc chăm sóc vết thương sau phẫu thuật trĩ cũng đơn giản hơn.
Tóm lại, tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ có cách chữa bệnh trĩ phù hợp. Dù rằng điều trị nội khoa hay ngoại khoa, theo kinh nghiệm chữa bệnh trĩ của nhiều bệnh nhân, bạn cũng nên giữ tinh thần lạc quan, không nên quá lo lắng sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Đồng thời bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe.
Bảo Vân
Nguồn: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...