Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh ung thư lưỡi có lây không?

Ngày 25/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư lưỡi là một trong những loại phổ biến nhất của ung thư miệng, hay gặp ở người uống nhiều rượu bia hoặc hút thuốc lá. Nhiều người e ngại khi tiếp xúc hoặc chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi vì tâm lý sợ lây bệnh. Vậy bệnh ung thư lưỡi có lây không?

Nhiều người thường tỏ ra lo sợ khi tiếp xúc gần và đặt ra nhiều câu hỏi về bệnh ung thư lưỡi liệu có thể lây từ người này sang người khác. Khiến cho tâm lý của người bệnh e ngại và hạn chế nhận sự chăm sóc của người thân. Tuy nhiên sự thật, bệnh ung thư lưỡi không lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần.

Bệnh ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là một dạng ung thư phát triển trong vùng đầu cổ. Ung thư chủ yếu xuất phát từ sự bất thường trong quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào.

Lưỡi có thể được chia thành hai phần chính: Phần lưỡi nằm trong miệng và phần gốc lưỡi, nằm gần họng. Ung thư có thể xuất phát ở một hoặc cả hai phần của lưỡi.

Phần lưỡi miệng mà có thể nhìn thấy bằng cách mở miệng, bao gồm hai phần ba đầu của lưỡi và thường là nơi ung thư khoang miệng phát triển.

Phần gốc lưỡi, tạo thành một phần ba sau của lưỡi và nằm gần họng, thường là nơi ung thư họng miệng phát triển. Trong các loại ung thư lưỡi, ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) là dạng phổ biến nhất. Tế bào vảy là tế bào mỏng và phẳng, tương tự tế bào da, chúng phủ kín niêm mạc trong miệng, mũi, thanh quản, tuyến giáp và họng. Ung thư biểu mô tế bào vảy là tên gọi cho một loại ung thư xuất phát từ các tế bào này.

benh-ung-thu-luoi-co-lay-khong.jpg
Bệnh ung thư lưỡi chia thành hai phần chính

Triệu chứng thường gặp bệnh nhân ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi thường phát triển dưới dạng tế bào biểu mô vảy, loại tế bào này có hình dạng mỏng và dẹt, thường nằm trên bề mặt da và niêm mạc trong miệng, lưỡi, hệ tiêu hóa, hô hấp, miệng, và họng. Các triệu chứng cơ bản của ung thư lưỡi bao gồm:

  • Đau ở hàm hoặc họng.
  • Đau khi nuốt thức ăn.
  • Cảm giác vướng mắc ở họng.
  • Sự cứng đơ của lưỡi hoặc hàm.
  • Khó khăn khi nhai hoặc nuốt thức ăn.
  • Xuất hiện các mảng đỏ hoặc trắng trên niêm mạc miệng và lưỡi.
  • Vết loét trên lưỡi không lành.
  • Mất cảm giác ở một khu vực trong miệng.
  • Chảy máu từ lưỡi mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Sự xuất hiện của nốt bất thường trên lưỡi.
benh-ung-thu-luoi-co-lay-khong-1.jpg
Khó khăn khi nhai hoặc nuốt thức ăn thường gặp ở bệnh nhân ung thư lưỡi

Các triệu chứng của ung thư lưỡi ở giai đoạn sớm có thể không gây ra sự khó chịu hay triệu chứng rõ ràng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh ung thư lưỡi có lây không?

Ung thư lưỡi cũng như nhiều loại ung thư khác, không lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Nguyên nhân chính của ung thư lưỡi và nhiều loại ung thư khác thường liên quan đến các yếu tố môi trường và di truyền.

Mặc dù ung thư lưỡi không lây truyền, nhưng người có người thân trong gia đình mắc bệnh này có nguy cơ cao mắc bệnh do yếu tố di truyền trong gia đình. Các đột biến gen di truyền có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi và có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một gia đình. Vì vậy nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư lưỡi, bạn nên có kế hoạch tầm soát ung thư hàng năm để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẳng hạn như không hút thuốc, hạn chế tiêu thụ rượu, và duy trì một chế độ ăn uống cân đối, có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư lưỡi và nhiều loại ung thư khác.

Phòng ngừa bệnh ung thư lưỡi hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư lưỡi:

Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra ung thư lưỡi và vùng miệng khác.

benh-ung-thu-luoi-co-lay-khong-2.jpg
Bỏ hút thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc ung thư lưỡi

Ngừng nhai trầu: Nhai trầu có thể gây ra các vết loét và viêm nhiễm trong miệng, tăng nguy cơ phát triển ung thư vùng miệng, bao gồm lưỡi.

Hạn chế tiêu thụ rượu: Lạm dụng rượu là một yếu tố nguy cơ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ung thư vùng miệng. Hạn chế lượng rượu uống hoặc ngừng uống rượu có thể giúp giảm nguy cơ.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Ung thư lưỡi nên ăn gì? Một chế độ ăn uống cân đối, giàu rau xanh và hoa quả có thể giúp bảo vệ sức khỏe miệng và hệ tiêu hóa.

Thực hành vệ sinh răng miệng tốt: Dùng chỉ nha khoa, đánh răng thường xuyên, và thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe miệng và phát hiện sớm các vấn đề.

Tiêm phòng HPV: Viêm nhiễm virus papilloma người (HPV) có thể tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi. Tiêm phòng HPV có thể làm giảm nguy cơ này, đặc biệt là ở những người trẻ.

Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng màng chắn khi quan hệ bằng miệng có thể giúp ngăn ngừa lây truyền các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư lưỡi.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về bệnh ung thư lưỡi có lây không? Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về các triệu chứng giúp phát hiện kịp thời ung thư lưỡi và các biện pháp phòng ngừa bệnh.

Xem thêm: Nhận biết hình ảnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm