Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Ung thư lưỡi thường xuất phát từ các tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là vết loét trên lưỡi không lành lại, kèm theo cảm giác đau. Nếu những triệu chứng này kéo dài hoặc bạn nhận thấy những bất thường khác ở vùng miệng, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi xuất hiện chủ yếu ở miệng và lưỡi, bắt nguồn từ sự biến đổi ác tính của biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết xung quanh. Bệnh này thường phát triển từ các tế bào vảy mỏng, dẹt lót trên bề mặt của lưỡi và có thể xuất hiện ở hai vùng chính: vùng trước và sau của lưỡi.

Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu ung thư lưỡi thường mơ hồ và không rõ ràng, dẫn đến việc nhiều người bệnh không nhận thức được mức độ nghiêm trọng cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, lúc đó điều trị trở nên khó khăn hơn.

Triệu chứng ung thư lưỡi

Những dấu hiệu ung thư lưỡi

Các dấu hiệu ung thư lưỡi thường chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn đầu

Các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến nhiệt miệng khiến người bệnh bỏ qua.

  • Có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng chỉ thoáng qua.
  • Lưỡi thường xuất hiện điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương rắn, chắc, không mềm mại như bình thường.
  • Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu. Hạch hay gặp là nằm dưới cằm, dưới hàm, cảnh cao.

TÌm hiểu thêm: Nhận biết hình ảnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ trên lâm sàng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Thường bệnh được phát hiện ở giai đoạn này.

  • Đau lưỡi: Đây là triệu chứng rất thường gặp ở giai đoạn toàn phát. Đau liên tục và tăng khi bệnh nhân nói hoặc nhai, đặc biệt là ăn thức ăn cay, nóng. Đôi khi cơn đau lan lên đến tai.
  • Tăng tiết nước bọt.
  • Chảy máu vùng miệng: Máu hòa vào nước bọt và khi nhổ ra có màu đỏ.
  • Hơi thở có mùi khó chịu: Do tổn thương hoại tử.
  • Nói và nuốt khó khăn: Do lưỡi bị cố định, khít hàm.
  • Nhiễm khuẩn: Gây sốt, mệt mỏi, chán ăn.
  • Sụt cân: Do tổn thương bệnh lý và không thể ăn được.

Thăm khám lưỡi thấy có ổ loét hoặc nhân lớn ở lưỡi: Ổ loét phát triển nhanh và lan rộng làm hạn chế vận động của lưỡi, bên ngoài ổ loét có giả mạc nên dễ chảy máu. Có thể không thấy ổ loét mà là một nhân lớn đội lớp niêm mạc lưỡi nhô lên, trên bề mặt niêm mạc có những lỗ nhỏ khi ấn vào có chất dịch màu trắng chảy ra, chứng tỏ đã có tình trạng hoại tử bên dưới.

Giai đoạn tiến triển

Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng. Khi khám bệnh thường phải gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của các giai đoạn phát triển ung thư lưỡi bạn không nên bỏ qua

Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn này, các triệu chứng ung thư lưỡi trở nên rầm rộ và nặng nề hơn.

  • Sụt cân nhanh: Dấu hiệu này có thể cho thấy tình trạng bệnh đang trở nặng.
  • Mệt mỏi: Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi.
  • Rối loạn tiêu hóa: Ăn mau no, đầy hơi, chướng bụng sau ăn, buồn nôn, rối loạn đại tiện, phân lẫn máu,...
  • Sốt kéo dài: Có thể báo hiệu tình trạng xấu trên bệnh nhân.
  • Hạch di căn: Hay gặp ở hạch dưới cằm, hạch dưới hàm, hiếm khi di căn hạch cảnh giữa và dưới.
  • Tổn thương lưỡi: Thường ở bờ tự do của lưỡi (80%), đôi khi có thể thấy ở các vị trí khác như mặt dưới lưỡi (10%), mặt trên lưỡi (8%), đầu lưỡi (2%).

Nhìn chung, bệnh ung thư lưỡi có thể được phát hiện sớm nếu quan tâm và để ý những dấu hiệu nhỏ nhất xung quanh vùng lưỡi. Người bệnh không nên chủ quan vì những triệu chứng trông có vẻ giống các triệu chứng của các bệnh đường miệng thông thường mà nên cảnh giác và cẩn thận với các triệu chứng đó.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của các giai đoạn phát triển ung thư lưỡi bạn không nên bỏ qua

ung thư lưỡi 4.jpg
Giai đoạn toàn phát hơi thở có mùi khó chịu do tổn thương hoại tử

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh.

Tìm hiểu thêm: Nên đi khám và tầm soát ung thư lưỡi ở đâu?

Nguyên nhân ung thư lưỡi

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của ung thư lưỡi. Tuy nhiên, một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này, bao gồm:

  • Hút thuốc lá.
  • Uống rượu bia thường xuyên.
  • Nhai trầu.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin A, D, E và sắt.
  • Tác động của vi sinh vật: Vi khuẩn có thể trực tiếp thay đổi gen hoặc gián tiếp gây viêm, làm tăng khả năng phát triển ung thư lưỡi. Ngoài ra, virus HPV cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh này.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi có hay gặp không?

Ung thư lưỡi không phải là loại ung thư phổ biến nhất, nhưng tỷ lệ mắc đang gia tăng, đặc biệt ở những người hút thuốc và uống rượu.

Dấu hiệu nào giúp phát hiện sớm ung thư lưỡi?

Điều trị ung thư lưỡi có ảnh hưỡng đến khả năng ăn, nói không?

Ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Ung thư lưỡi có cần phẫu thuật không?

Hỏi đáp (0 bình luận)