Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị

Ngày 13/09/2022
Kích thước chữ

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh gây ra những tổn thương trên da của trẻ. Trẻ sơ sinh bị vẩy nến cần được chăm sóc, điều trị đúng cách để sớm đẩy lùi triệu chứng của bệnh.

Vảy nến ở trẻ sơ sinh là bệnh hiếm gặp, xảy ra trên da của trẻ và có những biểu hiện gần giống với bệnh chàm sữa. Vẩy nến không phải bệnh nguy hiểm nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Việc chăm sóc, điều trị vảy nến sai cách cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng da. Để hiểu rõ về bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ, bạn xem thông tin tổng hợp dưới đây nhé!

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch của bé hoạt động quá mức. Nó thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen tái tạo tế bào diễn ra với tốc độ bất thường. Các tế bào thừa sẽ tích tụ và gây nên mẩn đỏ, ngứa rát và bong vảy trên bề mặt da. Theo thống kê, có khoảng 10% người mắc bệnh vảy nến xuất hiện triệu chứng trước năm 10 tuổi, trong đó độ tuổi sơ sinh.

bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh 1 Tái tạo tế bào diễn ra quá mức dẫn tới dư thừa, tích tụ và gây bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bệnh vẩy nến

Đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân cụ thể tại sao bị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định bệnh vẩy nến ở trẻ em là do di truyền, rối loạn hệ miễn dịch hoặc nhiễm khuẩn. Nếu tiền sử bố và mẹ của trẻ đều mắc bệnh vẩy nến, nguy cơ di truyền sang con lên tới 41%. Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử vẩy nến, nguy cơ di truyền sang con là 10%.

Thông thường, các tế bào già yếu sẽ chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới. Nhưng ở bệnh vẩy nến, hiện tượng sản sinh tế bào mới diễn ra nhanh gấp 10 lần. Nó khiến các tế bào chồng chất lên nhau tạo thành mảng dày, gây mẩn đỏ, ngứa ngáy. Sau khoảng 28 - 30 ngày, vùng da mẩn đỏ sẽ bong vảy. Vảy nến có thể gặp ở những trẻ mà tiền sử gia đình không có người mắc.

Nhận biết các dạng vảy nến ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng vảy nến giống với chàm sữa là đều mẩn đỏ, bong tróc, ngứa ngáy. Tuy nhiên, vẩy nến thường nặng hơn, tích tụ nhiều vảy hơn. Để chẩn đoán chính xác, ba mẹ cần đưa trẻ đến khám da liễu. Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh có nhiều dạng khác nhau. Bạn có thể nhận biết chúng theo thông tin dưới đây.

  • Vảy nến thể mủ: Nốt vẩy nến có màu đỏ, nhân chứa dịch mủ. Chúng xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Sau khi vỡ, mụn mủ khô lại và tích tụ thành vảy, bong tróc.
  • Vảy nến thể mảng: Trên da xuất hiện các mảng bám dày màu đỏ hoặc trắng, bạc. Mảng bám chủ yếu nổi ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối. Đây là dạng vẩy nến phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh.
  • Vảy nến thể giọt: Mảng vảy nến màu đỏ kích thước nhỏ dạng dấu chấm xuất hiện khắp cơ thể. Trẻ mắc bệnh vảy nến dễ nổi nốt dạng giọt sau khi cảm lạnh, viêm họng liên cầu khuẩn.

Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết trẻ sơ sinh bị bệnh vẩy nến là những vảy màu trắng tích tụ, bong tróc trên da. Vảy nến có thể mọc ở da đầu, vùng quấn tã hoặc toàn thân. Bệnh này do yếu tố miễn dịch và di truyền, không lây nhiễm.

bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh 4 Bệnh vẩy nến ở trẻ em không có khả năng lây nhiễm sang người khác

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh có khỏi được không?

Vẩy nến là bệnh mạn tính, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Trẻ sơ sinh bị bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh vẫn có thể bộc phát tại bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, bệnh này vẫn có thể kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái nhiễm. Phát hiện trẻ bị vẩy nến, ba mẹ cần sớm trị bệnh cho trẻ để tránh tình trạng nặng thêm.

Bệnh vẩy nến không quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều tác hại. Tác hại của bệnh vẩy nến dễ thấy nhất là tổn thương cấu trúc da, gây ngứa ngáy và khiến làn da của bé trở nên xấu xí. Các nốt vảy nến có thể bị nứt nẻ, đau rát khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ và kém phát triển hơn bình thường. Da bé bị tổn thương nên rất dễ nhiễm trùng nếu tiếp xúc với vi khuẩn, virus.

Gợi ý cách làm giảm triệu chứng bệnh vẩy nến

Tùy vào cơ địa và cách chữa trị bệnh vẩy nến có thể thuyên giảm hoặc lành da trở lại như bình thường. Tuy nhiên, không thể khẳng định vẩy nến được chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh lắng xuống ở thời điểm này nhưng có thể bùng phát bất cứ khi nào. Nếu vẩy nến xuất hiện ở trẻ, ba mẹ áp dụng các cách chữa trị bệnh vẩy nến tại nhà dưới đây.

Tắm nước lá cho trẻ

Mẹo dân gian lưu truyền nhiều loại lá giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh. Đó là các loại lá có công dụng sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa ngáy và thúc đẩy làm lành tổn thương. Có thể kể đến như: Lá lốt, lá khế chua, trầu không, trà xanh. Bạn vò nát lá, cho vào nồi nước, thêm chút muối rồi đun sôi. Phá nước lá cùng nước sạch để tắm cho trẻ.

bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh 5 Có thể tắm cho trẻ bằng nước lá trầu không để giảm triệu chứng bệnh vẩy nến

Bôi kem chữa vẩy nến

Đây là cách chữa vẩy nến ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay. Kem bôi tiện dụng vì chỉ cần thoa trực tiếp lên da. Dưỡng chất trong kem bôi vảy nến giúp dưỡng ẩm hiệu quả, dịu nhẹ tức thì, giảm hẳn ngứa ngáy. Kem bôi Sodermix 15g là gợi ý tuyệt vời để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ em. Sản phẩm ức chế tăng sinh collagen, giảm viêm, giảm ngứa và phục hồi da nhanh chóng.

Chăm sóc trẻ đúng cách

Để giảm triệu chứng và ngăn ngừa vẩy nến tái phát, ba mẹ cần kết hợp phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách.

  • Tăng cường dưỡng ẩm cho vùng da bị vảy nến để tránh khô da, nứt nẻ gây đau đớn. Có thể dưỡng ẩm bằng kem bôi hoặc dầu tắm.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Giữ cho phòng của bé thoáng mát, sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.
  • Cho bé tắm nắng 10 - 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm. Ánh nắng tự nhiên giúp da khỏe mạnh, cải thiện ngứa và giảm viêm.

Nếu đã áp dụng các cách kể trên mà triệu chứng bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm, ba mẹ nên cho bé đi khám da liễu nhé! Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Bệnh ngoài da