Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tổng quan về bệnh vảy nến thể mủ

Ngày 20/12/2017
Kích thước chữ

Bệnh vảy nến thể mủ là bệnh vảy nến đi kèm với biểu hiện xuất hiện mụn mủ trên da. Đây là dạng nghiêm trọng nhất của bệnh vảy nến, có khả năng gây tử

Bệnh vảy nến thể mủ là bệnh vảy nến đi kèm với biểu hiện xuất hiện mụn mủ trên da. Đây là dạng nghiêm trọng nhất của bệnh vảy nến, có khả năng gây tử vong cao. Hiện vảy nến vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng cũng không lây nhiễm cho người khác.

Tống quan về bệnh vảy nến thể mủ
Biểu hiện của bệnh vảy nến thể mủ

 

Dấu hiệu bệnh vảy nến thể mủ

Khi bị vảy nến thể mủ, cơ thể sẽ biểu hiện những dấu hiệu sau đây:

  • Xuất hiện các mụn mủ nhỏ nổi theo cụm;
  • Bề mặt da đỏ trên diện rộng;
  • Mụn mọc thành từng đợt;
  • Đau rát, ngứa ở vùng mọc mụn;
  • Sốt cao (có thể lên đến 40 độ C);
  • Cơ thể mệt mỏi, suy yếu;
  • Thường xuất hiện ở vùng da có nếp gấp và bộ phận sinh dục.

Nguy cơ mắc bệnh

  • Vảy nến thể mủ thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20-70 tuổi, ít gặp ở trẻ em;
  • Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh cao;
  • Người đã từng bị vảy nến, vảy nến thể khớp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Xét nghiệm – Chẩn đoán

Để chẩn đoán vảy nến thể mủ, bác sĩ thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh là chính, và có thể thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa khi cần thiết:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bạch cầu. Nếu bạch cầu tăng thì đã bị vảy nến.
  • Kiểm tra tốc độ lắng của máu. Nếu cao có thể bị vảy nến thể mủ kèm các tổn thương về khớp.

Điều trị

Các loại thuốc có thể được dùng để điều trị bệnh vảy nến thể mủ là:

  • Retinoid: thuốc làm ngừng mụn mủ nhanh và còn dùng điều trị tránh tái phát.
  • PUVA (quang hóa trị liệu): uống thuốc cảm ứng ánh sáng Prosalen và chiếu tia cực tím song UVA. PUVA không dùng trong giai đoạn cấp cứu ban đầu mà dùng khi bệnh chuyển nhẹ.
  • Methotrexat: thuốc này độc hại với gan, máu…nên cần cân nhắc thận trọng.

Lối sống cho người bị bệnh vảy nến thể mủ

  • Tránh căng thẳng (stress);
  • Không gãi hoặc kì cọ gây tổn thương đến các vết mụn;
  • Hạn chế tiếp xúc vùng da bị vảy nến với các chất, dung dịch có chứa thành phần hóa học;
  • Cẩn thận khi dùng các loại thuốc bôi ngoài da, cần có chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Không uống rượu bia vì có thể làm bệnh nặng hơn gây mất tác dụng của thuốc.
Tổng quan về bệnh vảy nến thể mủ
Cần giữ một lối sống khoa học để hạn chế bệnh vảy nến thể mủ phát tán

Vảy nến thể mủ có thể là biểu hiện đầu tiên của vảy nến. Bệnh có khả năng phát  thành từng đợt và kéo dài. Những đợt phát sau của vảy nến thể mủ có thể vẫn là dạng mủ nhưng cũng có thể chuyên qua các thể thức khác như vảy nến ở khớp, vảy nến ở móng, vảy nến ở da. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh vảy nến lan rộng ra và hạn chế sự tái phát của nó, người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự điều trị khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin